Tỷ lệ nợ xấu được kéo xuống thấp chỉ còn dưới 2%

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 19/10/2019 21:03 GMT+7

VTV.vn - Sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến nay tỷ lệ nợ xấu đã được kéo xuống thấp, chỉ còn dưới 2%.

Nợ xấu vốn được coi là "cục máu đông" gây tắc nghẽn dòng vốn tín dụng cho cả nền kinh tế. Đã có thời điểm tỷ lệ nợ xấu lên tới gần 2 con số. Sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng được ban hành, tốc độ xử lý nợ xấu đã được đẩy nhanh gấp đôi so với trước đây.

Chỉ trong vòng 2 năm qua, đã có gần 237 nhìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, nhiều bằng 80% số nợ xấu mà toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được trong 5 năm trước đó. Tính trung bình, mỗi tháng gần đây toàn hệ thống được giảm được 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn gấp đôi số nợ xấu được xử lý trong giai đoạn 2012 - 2017, khi chưa có Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu. Có thể thấy, tuy là thí điểm nhưng Nghị quyết này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trước đây. Điều này giúp cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng từ chỗ trên 10% đã giảm xuống còn dưới 2% vào cuối tháng 8/2019.

Nợ xấu được xử lý tích cực cũng có nghĩa nhiều tài sản như: đất đai, dự án, công trình… trước đây từng được dùng làm tài sản thế chấp để vay ngân hàng nay có cơ hội được hồi sinh. Bằng chứng là nhiều dự án có quy mô hàng trăm tỷ đồng nằm "đắp chiếu" trong nhiều năm, gây lãng phí tài sản, ứ đọng dòng tiền, nay nhờ Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu đã được tái khởi động trở lại, đi vào sản xuất kinh doanh. Sau 2 năm đi vào thực hiện thí điểm, Nghị quyết 42 đã giúp hồi sinh nhiều khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Gần 237 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, đồng nghĩa với việc bấy nhiêu tài sản, đồng vốn được đưa vào lưu thông, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Dù tốc độ xử lý nợ xấu đang có những biến chuyển rất tích cực, vướng mắc trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu hiện vẫn còn. Quan điểm, cách hiểu, cách giải quyết và cả các thủ tục hướng dẫn xử lý nợ xấu cho đến nay vẫn mỗi nơi mỗi khác. Thực trạng này đang là những trở ngại khiến cho "cục máu đông" nợ xấu tuy đã tan nhưng chưa thể chảy. Nợ xấu vẫn cần sự vào cuộc đồng bộ quyết liệt hơn nữa của các Bộ, ngành và cả các địa phương.

Để xử lý nợ xấu triệt để hơn, theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới khuôn khổ pháp lý về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, các cơ chế chính sách hỗ trợ cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng... sẽ tiếp tục được hoàn thiện.


Gần 970 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý Gần 970 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý Ám ảnh nợ xấu cũ chưa xử lý xong, lại đến nợ xấu mới Ám ảnh nợ xấu cũ chưa xử lý xong, lại đến nợ xấu mới Xử lý 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng Xử lý 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước