Vải thiều Việt định danh thương hiệu ở trời Tây

VTV Digital-Thứ ba, ngày 22/06/2021 10:31 GMT+7

VTV.vn - Nhờ việc đẩy mạnh trồng theo tiêu chuẩn chất lượng cao như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ..., sản phẩm vải thiều của người nông dân, hợp tác xã đã bắt đầu "hái trái ngọt".

Theo VNBusiness, mặc dù dịch COVID-19 tác động rất lớn tới đầu ra của sản phẩm nông sản, nhưng hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã có thị trường ổn định nhờ đẩy mạnh trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu đi Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Australia.

Trồng vải xuất khẩu Nhật Bản, châu Âu đòi hỏi khắt khe trong khâu chăm sóc, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng rất ít. Bù lại giá bán vải luôn cao hơn từ 30 - 40% so với thị trường.

Tại Lễ hội ẩm thực Việt Nam 2021 được cộng đồng người Việt tại Pháp tổ chức, vải thiều Hải Dương và nhiều nông sản khác của Việt Nam đã được giới thiệu và thu hút đông đảo người tiêu dùng.

Vải thiều Việt định danh thương hiệu ở trời Tây - Ảnh 1.

Vải thiều tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). (Ảnh: NLĐ)

Nhiều khách hàng Pháp lần đầu tiên được nếm trái vải Việt Nam và khẳng định "ngon hơn hẳn" với trái vải Madagascar mà họ vốn quen thuộc. Theo Bộ NN&PTNT, việc đẩy mạnh tiêu thụ tới các thị trường khó tính đang mở rộng cơ hội lớn cho trái vải thiều Việt Nam.

Từ kết quả mà xuất khẩu vải thiều đã đạt được, ngành nông nghiệp vẫn đang phấn đấu để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm 2021 như đạt mức tăng trưởng khoảng 3%, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 3%, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 43 - 44%.

Dùng điện "trời cho" quá đà, phá quy hoạch

Không thể phủ nhận việc gia tăng nhanh chóng của điện mặt trời đã góp phần bổ sung sản lượng điện thiếu hụt cho hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên chính sự phát triển được cho là "nhiều chưa từng có trong lịch sử" đang đặt ra những thách thức và áp lực rất lớn lên hệ thống lưới điện truyền tải.

Vải thiều Việt định danh thương hiệu ở trời Tây - Ảnh 2.

Công suất điện mặt trời vận hành trong thực tế gấp nhiều lần so với quy hoạch. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Việc công suất điện mặt trời vận hành trong thực tế gấp nhiều lần so với quy hoạch, trong khi lưới điện không kịp đầu tư đã dẫn tới hậu quả là hàng trăm triệu kWh điện mặt trời bắt buộc phải cắt giảm để đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện truyền tải.

Ở một ví dụ cụ thể hơn, ông Lê Ngọc Hồ, Phó Giám đốc Ban đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn cho biết có nhà máy chưa từng một ngày được hoạt động đúng công suất, ngay từ khi bắt đầu vận hành đã bắt buộc phải cắt giảm, một số có đến 50 - 60%. Theo tính toán, nếu một ngày phải giảm phát 50% công suất thì thiệt hại từ 200 - 250 triệu đồng.

Nếu tình hình này kéo dài, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Dùng điện "trời cho" quá đà, phá quy hoạch, lối thoát nào cho doanh nghiệp?, bài viết trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

Vải thiều Việt Nam được yêu thích tại thị trường Pháp Vải thiều Việt Nam được yêu thích tại thị trường Pháp

VTV.vn - Tuần qua, những quả vải thiều của Việt Nam đã có mặt tại các siêu thị ở nước Pháp. Không chỉ kiều bào Việt Nam mà cả người tiêu dùng Pháp đều rất yêu thích loại quả này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước