Hiện tượng này đã xuất hiện từ 2 năm nay và đang có vẻ gia tăng đột biến, đặc biệt kể từ sau sự xuất hiện của điều 292 Bộ luật hình sự 2015. Đây là thực tế đáng phải suy ngẫm, nhất là khi các doanh nghiệp khởi nghiệp thấy rằng môi trường kinh doanh trong nước không nuôi dưỡng và khuyến khích những tư tưởng sáng tạo. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám trong giới công nghệ khỏi Việt Nam.
Một ngày để được cấp phép ở Singapore so với 6 tháng để được cấp phép ở Việt Nam, mức chênh lệch lên đến 180 ngày là điều trăn trở lớn của các công ty khởi nghiệp. Bên cạnh thủ tục hành chính thông thoáng, chính sách kinh doanh cởi mở thì việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tại Singapore cũng dễ dàng hơn. Do vậy, việc ngày càng có nhiều Start-up Việt Nam sang Singapore để đăng ký thành lập cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đáng lo ngại ở chỗ việc một doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam thành lập tại Singapore sẽ gặp bất lợi lớn về quyền sở hữu trí tuệ, tức là những gì DN sáng tạo ra sẽ thuộc về Singapore. Nói một cách khác, sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường Việt Nam, nhưng lại áp dụng luật lệ Singapore. Thương hiệu Việt dần dần bị đánh mất.
Các Start-up đều tin rằng nếu có chính sách tốt, Việt Nam sẽ thúc đẩy được nhiều công ty có năng lực tiến ra toàn cầu. Tiếc rằng, đến nay Start up Việt vẫn tự bơi là chính. Nhiều sản phẩm tầm cỡ đang bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhưng tiếc là chính sách đang quá chậm để thích ứng với thị trường và để tạo thành động lực giữ chân các Start-up làm giàu và đóng góp ngay tại Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.