Các mô hình Phục hồi, Vực dậy và Tái tạo được phân tích dựa trên điều kiện vĩ mô toàn cầu như thất nghiệp, các gói cứu trợ và lãi suất cùng với những ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng theo khuyến nghị từ chính phủ về quản trị sức khỏe và dịch bệnh.
3 viễn cảnh cuộc sống sau đại dịch COVID-19.
"Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như các nước láng giềng, chúng tôi nhận thấy một sự tăng trưởng đột biến ở những ngành hàng như sợi ăn liền, thực phẩm đông lạnh và sản phẩm vệ sinh cá nhân. Trong khi đó do việc đóng cửa các cửa hàng ăn uống, doanh số của các ngành hàng như bia, nước ngọt và thuốc lá bị giảm sút mạnh. Trong thời gian tới, một số hành vi của người tiêu dùng học được trong thời kỳ dịch bệnh sẽ tiếp tục như là ăn tại nhà thường xuyên hơn so với thời kỳ trước dịch và sử dụng các sàn thương mại điện tử để thỏa mãn nhu cầu mua sắm nhiều hơn trong tương lai.", bà Louise Hawley, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam chia sẻ.
Cuộc sống trong mô hình phục hồi
Cuộc sống trong mô hình phục hồi.
Khi người tiêu dùng bước ra từ cuộc sống bị cách ly trong khoảng thời gian ngắn (dưới 3 tháng), họ có xu hướng khôi phục lại các hành vi trước đó (Xem biểu đồ 2). Tuy nhiên, vẫn có một số mong đợi mới trở thành chính yếu hoặc thay đổi vĩnh viễn. Người tiêu dùng sẽ:
+ Nhu cầu phòng ngừa nhiều hơn, ở khắp mọi nơi, 24/7 – vệ sinh cá nhân (khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ), vệ sinh môi trường xung quanh (khăn lau, thuốc khử trùng)
+ Ưa chuộng không gian mở hơn là không gian kín: thích những sự kiện ngoài trời/ siêu thị rộng hơn là các siêu thị nhỏ, hạn chế những hoạt động trong nhà như rạp chiếu phim, nhà hàng.
+ Đề cao khoảng cách cá nhân: giữ khoảng cách xã hội khoảng 1 cánh tay, tránh xếp hàng ở các cửa hàng hay phòng tập gym
+ Hạn chế tiếp xúc: hạn chế tiền mặt/ ưa chuộng mua mang đi, tự phục vụ và ít tiếp xúc trực tiếp
+ Tham gia những hoạt động trực tuyến trước khi tiếp xúc: áp dụng trong cuộc họp nơi làm việc, các buổi tư vấn của ngành ngân hàng, tư vấn y tế
+ Ưu tiên tiện nghi gần nơi ở: sinh sống ở những khu vực có cửa hàng, chợ, khu vui chơi và mua mang về
+ Đánh giá cao những thứ thiết yếu: đơn giản hóa bữa ăn, đặt nặng lợi ích và khẩu phần sử dụng và luôn dự trữ thức ăn
+ Ủng hộ những thương hiệu địa phương: hỗ trợ ngành kinh doanh, cộng đồng, thương hiệu, nhà bán lẻ địa phương
+ Thực hành hạn chế tài chính: trì hoãn các ngày nghỉ/ các mặt hàng giá trị lớn như nhà, xe, phụ kiện và các khoản nợ cho hoạt động dịch vụ
+ Xác thực thông tin: xác minh tin tức, báo cáo và những tuyên bố của thương hiệu về chất lượng và nguồn gốc
Cuộc sống trong mô hình vực dậy
Cuộc sống trong mô hình vực dậy.
Khi người tiêu dùng trải qua cuộc sống bị cách ly dài hơn (từ 3 tháng đến gần 6 tháng), những mong đợi (trong phần tô vàng) sẽ trở nên ngày càng quan trọng và ảnh hưởng đến việc thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ:
- Chuyển từ đánh giá cao những nhu cầu thiết yếu sang phụ thuộc vào những nhu cầu này – khi thu nhập càng trở nên căng thẳng, người tiêu dùng sẽ đặt nặng lợi ích, khẩu phần sử dụng và từ bỏ những sản phẩm ngoài dự kiến
- Chuyển từ bảo trợ sang phụ thuộc vào sản phẩm địa phương - khi nguồn cung ứng toàn cầu và quốc gia bị hạn chế, người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào những nhà cung cấp địa phương để cung ứng những gì họ cần và giúp họ biết được nguồn gốc sản phẩm đến từ đâu
- Chuyển từ Thực hành hạn chế tài chính sang thắt chặt chi tiêu – phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ, mặc định các chi tiêu và nợ dịch vụ. Tạp hóa trở thành một phần quan trọng trong chi tiêu gia đình và rất ít thu nhập được chi tiêu cho những nhu cầu phát sinh như nâng cấp nhà cửa, công nghệ, du lịch
Cảm thông xã hội và hỗ trợ nhân đạo tiếp cận đến các nhóm dân số bị tổn thương sẽ trở thành một phần chính yếu được thực hiện bởi chính phủ, các tổ chức sức khỏe, ngân hàng, bảo hiểm, nhà bán lẻ và cộng đồng
Cuộc sống trong mô hình tái tạo
Khi người tiêu dùng sống trong thời kỳ cách ly quá lâu (trên 6 tháng), cùng với những mong đợi đã nêu ở những mô hình trên, nhiều mong đợi (được tô màu đỏ) sẽ trở nên đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng đến việc thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ:
- Chuyển từ đề cao sang phụ thuộc sang tồn tại dựa trên những nhu cầu thiết yếu – Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế, tài chính và tình trạng thất nghiệp, sinh kế và thu nhập của nhiều người tiêu dùng bị giảm sút nghiêm trọng. Người tiêu dùng sẽ tái ưu tiên những gì họ có thể mua ở mức chỉ mua thực phẩm thiết yếu để sống.
- Chuyển từ hỗ trợ sang phụ thuộc sang phụ thuộc sâu sắc vào sản phẩm địa phương – với nguồn cung bị gián đoạn và sụt giảm nghiêm trọng, người tiêu dùng sẽ phụ thuộc sâu sắc vào những nhà cung cấp cực nhỏ ở địa phương để có được hàng hóa cơ bản với giá phù hợp
- Chuyển từ hạn chế tài chính sang khó khăn sang cạn kiệt – người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc và nhiều người sẽ hạn chế chi tiêu bằng cách phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp tài chính và thức ăn để đảm bảo cuộc sống cơ bản.
- Chuyển từ cảm thông sang tức giận xã hội – chống lại chính phủ, các tổ chức sức khỏe, người sử dụng lao động, các tổ chức tài chính, nhà bán lẻ và thương hiệu vì đã không hỗ trợ đúng mức đối với nhóm dân số chịu tổn thương
Công nghệ đóng vai trò then chốt định hình một thị trường thông minh hơn
Ngoài các mô hình cuộc sống hậu COVID-19, những phân tích từ nhóm Intelligence toàn cầu của Nielsen còn cho thấy rằng công nghệ đóng vai trò nòng cốt trong việc định hình nên một thị trường thông minh hơn khi nói đến tương lai của các cửa hàng bán lẻ FMCG và mua sắm tạp hóa.
Công nghệ đóng vai trò then chốt định hình một thị trường thông minh hơn
Theo kết quả khảo sát của Nielsen, phần lớn (93%) người tiêu dùng nói rằng họ sẵn sàng sử dụng công nghệ di động 5G và 60% người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo để tiếp cận với sản phẩm. Ở nhiều thị trường, COVID-19 đã làm tăng tốc việc sử dụng các nền tảng trực tuyến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!