Việt Nam phát huy lợi thế của quốc gia ứng phó thành công với COVID-19

VTV Digital-Thứ ba, ngày 30/03/2021 06:02 GMT+7

VTV.vn - GDP quý 1 ước tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,69% của quý 1 năm ngoái.

Báo cáo công bố sáng 29/3 của Tổng cục thống kê cho thấy nhiều tín hiệu đáng khích lệ trong bức tranh phục hồi kinh tế của Việt Nam, xuất phát từ công tác ứng phó với COVID-19 thành công trong cả năm qua.

Trong hơn 10 tỷ USD là tổng vốn đầu tư nước ngoài quý 1, riêng tổng vốn đăng ký mới đã chiếm 7,2 tỷ USD, tăng tới hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sức hút mạnh mẽ của Việt Nam với dòng vốn ngoại.

Việt Nam phát huy lợi thế của quốc gia ứng phó thành công với COVID-19 - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết: "Chỉ những vùng căng thẳng dịch bệnh mới đóng băng, còn các địa phương khác vẫn sản xuất, thậm chí ngay trong các địa phương đóng băng vẫn có sản xuất".

Dòng vốn ngoại được chọn lọc cũng chính là lực đẩy cho ngành công nghiệp. Đó là lý do mà ngành công nghiệp chế biến chế tạo, với mức tăng tới 9,45%, đã đóng góp tới 47% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, cũng là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay.

Việt Nam phát huy lợi thế của quốc gia ứng phó thành công với COVID-19 - Ảnh 2.

Trong khi đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đảm bảo vai trò trụ đỡ của nền kinh tế với mức tăng 3,16% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng gần như cao nhất trong 10 năm qua.

Duy trì tăng trưởng được song hành với kiểm soát lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân quý 1 chỉ tăng 0,29%, là mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Cán cân hương mại hàng hóa quý 1 năm nay cũng tiếp tục ghi nhận xuất siêu 2 tỷ USD, với sự đóng góp không nhỏ từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU ký kết năm ngoái.

Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để ứng xử với những rủi ro vĩ mô

Nhiều tín hiệu đáng khích lệ xuất phát từ "mục tiêu kép" của Việt Nam trong cả năm qua, thế nhưng, áp lực vẫn là không nhỏ. Nếu nhìn vào kịch bản tăng trưởng đặt ra trong nghị quyết 01 của Chính phủ với mục tiêu cả năm đạt 6,5%, quý 1 như vậy là đã không đạt, thấp hơn 0,64 điểm % so với mục tiêu. Do đó, áp lực sẽ dồn lên các quý còn lại.

Việt Nam phát huy lợi thế của quốc gia ứng phó thành công với COVID-19 - Ảnh 3.

Ông Jason Yek, chuyên gia Phân tích Rủi ro khu vực châu Á, Fitch Solutions, nhận định: "Có 2 rủi ro từ bên ngoài. Thứ nhất là du lịch quốc tế sẽ chưa thể phục hồi năm nay nên ngành này của Việt Nam vẫn sẽ khó khăn. Thứ hai, tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu và gián đoạn logistics sẽ tiếp tục gây áp lực lên sản xuât của Việt Nam những tháng tới".

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cho biết: "Kinh tế chưa thể phục hồi bởi doanh nghiệp chưa thể phục hồi và cần lưu ý rằng những tổn thương từ khu vực doanh nghiệp có thể lan sang khu vực tài chính ngân hàng. Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để ứng xử với những rủi ro vĩ mô như vậy".

Việt Nam phát huy lợi thế của quốc gia ứng phó thành công với COVID-19 - Ảnh 4.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, quốc gia nào rồi cũng sẽ tìm cách bước ra khỏi COVID-19 với những nền tảng căn bản tốt hơn trước và Việt Nam cũng vậy, cần phải tranh thủ thời điểm này để củng cố quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Cùng với đó, thúc đẩy kinh tế số sẽ là nhân tố quyết định tạo nên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,48% trong quý I Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,48% trong quý I

VTV.vn - Mức tăng trưởng ấn tượng này diễn ra bất chấp diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp trong 3 tháng đầu năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước