Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dịch chuyển vì CPTPP?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 07/03/2018 11:07 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Khi CPTPP được ký, chúng ta có thể kỳ vọng vào các dòng vốn đầu tư mới từ các thị trường trước nay ít, thậm chí chưa có đầu tư tại Việt Nam.

Ngày 8/3 theo kế hoạch, CPTPP - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chính thức được ký kết tại Santiago. Một góc nhìn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hậu CPTPP được phản ánh trên tờ Đầu tư sáng 7/3.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dịch chuyển vì CPTPP? - Ảnh 1.

Tiêu đề là một câu hỏi "Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dịch chuyển vì CPTPP?". Bài báo cho biết, 2 tháng qua, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã rất rõ bóng dáng của các thành viên CPTPP như Điện gió Hanbaram 150 triệu USD, Nhà máy dệt may Ramatex Nam Định 80 triệu USD của Singapore, dự án Ykk Hà Nam 80 triệu USD từ Nhật Bản...

Vốn mới nhưng khách quen vì đây vẫn là các nhà đầu tư quen thuộc của Việt Nam. Nhưng khi CPTPP được ký, chúng ta có thể kỳ vọng vào các dòng vốn đầu tư mới từ các thị trường trước nay ít, thậm chí chưa có đầu tư tại Việt Nam.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dịch chuyển vì CPTPP? - Ảnh 2.

Ngay như Canada nước lớn nhưng đầu tư rất khiêm tốn là 5 tỷ USD, Australia càng khiêm tốn hơn với 1,8 tỷ USD. Còn Chile, Mexico, New Zealand, hay Peru quá ít hoặc chưa có bóng dáng.

Cơ hội kết nối của hiệp định xa đến mức không chỉ Canada, New Zealand muốn vào Việt Nam mà ngay cả những nhà đầu tư muốn với tay tới những thị trường này cũng sẽ dốc vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tờ Đầu tư ví dụ luôn làn sóng đón đầu khi còn TPP có Mỹ, nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam để hưởng lợi khi xuất khẩu sang Mỹ, nay cũng sẽ như vậy.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dịch chuyển vì CPTPP? - Ảnh 3.

Nhắc đến Mỹ, tờ này có đôi chút nuối tiếc khi cho rằng CPTPP bớt đi ít nhiều hấp dẫn khi thiếu Mỹ nhưng vẫn lạc quan theo những động thái mới nhất về khả năng quay lại từ Tổng thống Trump và quan điểm của Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với các quốc gia chưa ký hiệp định song phương với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Rất nhiều ý kiến đều cho rằng Việt Nam nên thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ vì hợp tác thương mại đồng nghĩa với đầu tư.

Ngày càng nhiều tín hiệu mới khi ngay cả Anh cũng ngỏ ý tham gia vào CPTPP. Trước đây chúng ta chưa nhận được nhiều đầu tư từ các quốc gia OECD thì bây giờ chính là thời điểm. Nếu chọn định hướng cụ thể là lôi kéo những ông vua kinh tế ở những miền xa này, môi trường đầu tư Việt Nam sẽ cần trở nên hấp dẫn, ấn tượng và nổi tiếng hơn nữa.

Giải mã sức hấp dẫn của CPTPP mở ra khả năng quay trở lại của Mỹ Giải mã sức hấp dẫn của CPTPP mở ra khả năng quay trở lại của Mỹ Thái Lan cân nhắc tham gia Hiệp định CPTPP Thái Lan cân nhắc tham gia Hiệp định CPTPP Cơ hội mở rộng thị trường cho xuất khẩu dệt may Việt Nam từ CPTPP Cơ hội mở rộng thị trường cho xuất khẩu dệt may Việt Nam từ CPTPP

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước