Nói cách khác, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã và đang có khả năng tăng thị phần thương mại toàn cầu trong khi các nước khác đang gặp khó khăn. Diễn biến tích cực trên có được một phần nhờ khả năng kiểm soát tốt khủng hoảng y tế.
Nhờ mở lại các nhà máy sớm hơn so với các quốc gia khác, Việt Nam khuyến khích các nhà xuất khẩu dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất của họ ra khỏi các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Pakistan. Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới công bố 21/12 chỉ ra 3 nguyên nhân chính cho đà tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh
10 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trên 20% (so cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng nhưng lại giảm ở EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. Xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh tiếp đà kết quả xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam và phần nào do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dẫn đến hiện tượng chuyển hướng thương mại mà Việt Nam đang được hưởng lợi
Đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu theo thị trường (9 tháng 2019 - 9 tháng 2020)
Gia tăng hàm lượng chế biến chế tạo
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giá trị thấp (dệt may, giày da) và sản phẩm nông nghiệp giảm đáng kể, nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến chế tạo giá trị cao hơn (máy tính và hàng điện tử) lại tăng vững chắc trong khủng hoảng COVID-19.
Đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu theo loại sản phẩm (9 tháng 2019 - 9 tháng 2020)
Doanh nghiệp nội địa chống chịu tốt hơn
Tuy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất khẩu cao hơn khoảng gấp đôi so với các doanh nghiệp trong nước, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng lần này, các doanh nghiệp trong nước tỏ ra năng động hơn, qua đó cho thấy khả năng chống chịu tốt hơn với cú sốc.
Khả năng chống chịu đó bắt nguồn từ kết nối cung ứng nội địa của các doanh nghiệp trong nước, cho phép họ linh hoạt hơn trong tìm kiếm nguồn đầu vào từ thị trường nội địa, trong khi các doanh nghiệp FDI phải dựa nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu
Xuất khẩu DN trong nước và DN FDI, 9 tháng 2019 - 9 tháng 2020 (%)
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,8% trong năm nay. Dù thấp hơn 4.2 điểm phần trăm so với những năm gần đây, nhưng Việt Nam là số ít đạt tăng trưởng dương, trong khi kinh tế toàn cầu dự báo giảm ít nhất 4%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!