Xử lý tranh chấp bằng Trọng tài thương mại: Quá khiêm tốn!

Diệu Trang-Thứ sáu, ngày 26/04/2013 11:35 GMT+7

 Trọng tài thương mại đã có mặt từ nửa thế kỷ, nhưng đến nay tỷ lệ giải quyết tranh chấp mới chỉ chiếm 1% tổng số vụ tranh chấp tại Việt Nam.

Đây là con số chính thức vừa được Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt Nam VIAC công bố.

Công trình cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Hưng Yên, năm 2012), tranh chấp xảy ra ngay trong quá trình thi công bởi những bất đồng về giá cả vật tư giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Công trình thủy lợi lớn của miền Bắc có nguy cơ đình đốn. Rất may, trong hợp đồng ban đầu ký giữa hai bên đã lựa chọn Trọng tài kinh tế để giải quyết tranh chấp thay vì tòa án, do đó mọi chuyện đã được xử lý êm đẹp, bí mật, nhanh chóng ngay trong quá trình thi công, để đến giờ các bên vẫn tiếp tục là đối tác làm ăn của nhau.

‘ Ảnh minh họa (VTVNews)

Theo ông Phạm Trọng Vân, Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng An Bình: “Đường đi qua Trọng tài quốc tế sẽ ngắn hơn một chút và sự trao đổi rõ ràng, khách quan, còn nếu đưa vào các tranh chấp khác, tố tụng nhau thì về mặt quan hệ không được đẹp”.

Thời gian xét xử nhanh gọn, chỉ một lần. Được quyền chọn lựa người xét xử, ngôn ngữ và địa điểm xét xử. Phán quyết được công nhận tại gần 150 quốc gia trên toàn thế giới… Đó là những ưu điểm nổi bật của phương thức Trọng tài thương mại so với sự ồn ào và mất nhiều thời gian của tòa án.

Ưu điểm là vậy, nhưng tại sao tỷ lệ xử lý tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, chỉ mới chiếm chưa đầy 1% tổng số vụ tranh chấp? Câu trả lời dường như đã có từ 50 năm trước - khi các tổ chức “Trọng tài kinh tế” đầu tiên có tại Việt Nam và chưa tạo được niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.

GS.Lưu Văn Đạt, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải Việt Nam (1964) nói: “Cái khó khăn nhất là người ta không biết, mà người ta không biết thì không đến, người ta không đến thì xét xử cái gì. Cái khó nhất đó là nhận thức…”.

50 năm sau vẫn chưa được nhiều người biết đến và lựa chọn, vẫn chưa đủ các điều kiện để Trọng tài thương mại phát huy được hết sức mạnh như cần phải có. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI cho rằng: “Các thiết chế đảm bảo thi hành các phán quyết của trọng tài còn yếu, dẫn đến thiếu tin tưởng trong việc doanh nghiệp đưa các vấn đề tranh chấp ra Trọng tài quốc tế Việt Nam”.

Tuy nhiên theo thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm kể từ khi thành lập năm 1993, cùng với tốc độ đổi mới và hội nhập kinh tế, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đã xử lý được gần 1.000 vụ việc, 70% trong đó có yếu tố nước ngoài, một nửa trong đó là tranh chấp về mua bán hàng hóa, ngoài ra là xây dựng, du lịch, bảo hiểm, thanh toán quốc tế…

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: “Số vụ tranh chấp càng ngày càng tăng lên, từ những ngày đầu chỉ khoảng 10 vụ tranh chấp/năm thì đến nay, đã có khoảng 60-70 vụ/năm, giá trị một vụ tranh chấp có thể lên tới hàng chục triệu USD.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước