Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khó khăn trong quý II/2014

CBS-Thứ hai, ngày 07/04/2014 10:30 GMT+7

Hiệp hội lương thực Việt Nam nhận định, xuất khẩu gạo trong quý II năm nay sẽ gặp nhiều thách thức từ sự cạnh tranh của Thái Lan. Cụ thể, trong tháng 4 này, Thái Lan đã trở thành nguồn cung cấp lớn nhất và có giá thấp nhất trong các quốc gia xuất khẩu gạo hiện nay.

Ưu thế của Thái Lan là gạo có sẵn và giá rẻ trong khi thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là giá nguyên liệu trong nước vẫn tương đối cao. Hiện, Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan trong việc đấu thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho thị trường Philippines vào ngày 15/4 tới. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, để thắng thấu, các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam bắt buộc sẽ phải chào giá thấp và sẽ chịu nhiều rủi ro. Năm 2014, VFA đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 7 triệu tấn xuống còn 6,5 triệu tấn.

‘ Ảnh minh họa

Theo nhiều chuyên gia, khi Hiệp hội lương thực Việt Nam đưa ra lý do cần phải hạ giá xuất khẩu để cạnh tranh với Thái Lan trong việc đấu thầu xuất khẩu 800.000 tấn gạo sang Philippines thì điều này cũng đồng nghĩa với việc, rất có thể thị trường gạo nguyên liệu trong nước sẽ phải giảm giá trong thời gian tới.

Tính đến hết tháng 3, thu mua tạm trữ được vào khoảng 350.000 tấn quy gạo, đạt 35% kế hoạch. Nhằm đảm bảo việc thu mua theo quy định, trong tháng 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đi giám sát quá trình mua tạm trữ lúa, gạo tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, với mức giá 4.200 - 5.000 đồng/kg lúa tươi như hiện nay, mục tiêu có lãi 30% của nông dân là không thể đạt được.

Như vậy, hạt gạo Việt Nam sẽ lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan và người nông dân trồng lúa vốn lâu nay gặp nhiều khó khăn trong giống lúa, bao tiêu sản phẩm sẽ thêm gặp khó.

Quan niệm rằng an ninh lương thực là làm ra càng nhiều lúa gạo càng tốt có lẽ không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay, do nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách tự túc lương thực một phần hoặc toàn bộ. Nếu Việt Nam vẫn tập trung quá nhiều cho sản xuất lúa sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu. Chính vì vậy mà Bộ NN & PTNT dự kiến, đến năm 2015, vùng ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha đất trồng lúa sang trồng màu. Tuy nhiên, chuyển sang trồng cây gì và có hiệu quả hay không vẫn đang là bài toán khó vì hầu hết giá các loại rau màu rất bấp bênh.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước