Cách phòng và điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt ​

-Thứ hai, ngày 31/10/2016 19:04 GMT+7

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.

Nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp hoàn thiện cho căn bệnh thiếu sắt, thiếu máu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương phối hợp với Công ty dược Ever Neuro Pharma tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Cập nhật dự phòng và điều trị thiếu sắt/thiếu máu do thiếu sắt”.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo khẳng định, sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…

Ở người bình thường, 90% đến 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5% - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

 

Trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng dễ bị thiếu hụt sắt nhất do nhu cầu cao và nguy cơ mất sắt nhiều.

Khi cơ thể bị thiếu sắt gây hậu quả lớn nhất là thiếu máu, tuy nhiên thiếu sắt còn là nguyên nhân của hàng loạt thương tổn ở các cơ quan khác như tiêu hóa (rối loạn hấp thu, rối loạn chức năng), thần kinh (giảm phản xạ, suy yếu tinh thần, tư duy, giảm tập trung, rối loạn dẫn truyền thần kinh), miễn dịch (suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, sa sút nồng độ enzym và các globulin miễn dịch), vận động (giảm cơ lực, hệ thống cơ vân suy yếu, giảm vận động) và tăng nguy cơ ngộ độc đối với các yếu tố khác như chì.

Trẻ em và phụ nữ là hai đối tượng dễ bị thiếu hụt sắt nhất do nhu cầu cao và nguy cơ mất sắt nhiều.

 

Luôn có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cơ thể có đủ sắt.

Đặc biệt, thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Theo thống kê của WHO, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn thế giới, 90% trong số họ ở các nước đang phát triển. WHO ước tính trong số 529.000 ca tử vong ở người mẹ trên toàn cầu mỗi năm, hơn 50% là do nguyên nhân thiếu máu ( trực tiếp hay gián tiếp).

Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2000 cho thấy, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu, và 75% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt.

Theo PGS.TS. Bác sỹ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau bong non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, chất lượng sinh nở và cho con bú thấp.

Đặc biệt, trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường.

“Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.”, Bác sĩ Vũ Bá Quyết cho biết.

 

Thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn.

Do vậy, Bác sĩ Vũ Bá Quyết khuyến cáo, việc bổ sung sắt cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Vấn đề là người bệnh cần có hiểu biết về triệu chứng khi thiếu sắt, ý thức được để đến bác sĩ kiểm tra xem cơ thể thiếu sắt ra sao và có biện pháp bổ sung sắt.

Đồng quan điểm với Bác sĩ Vũ Bá Quyết, TS. Peter Geisser- Nhà phát minh sáng chế sắt III và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Câu lạc bộ Sắt Châu Âu 2008, khẳng định: Bản tổng quan về liệu pháp điều trị thiếu sắt nhấn mạnh, máu do thiếu sắt cũng như thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn…

 TS. Peter Geisser lấy dẫn chứng: các nghiên cứu đã chứng minh tại sao các chế phẩm sắt dùng trong y khoa không tương đương về hiệu quả và độ an toàn. Hơn nữa, người ta ngày càng biết rõ sức khỏe phụ nữ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sắt trong cơ thể. 

“Tùy theo cấu trúc hóa học, các chế phẩm sắt đường uống khác nhau có tác động khác nhau tới cơ thể.  Hơn nữa, sự tương tác với các thành phần trong thực phẩm và các loại thuốc khác không giống nhau giữa các muối sắt, điều đó giải thích tại sao sắt có thể và nên uống khi ăn hoặc sau khi ăn, trong khi các muối sắt khác thì không được.”, TS. Peter Geisser giải thích.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh nhìn chung khi dùng sắt Maltofer, lượng hemoglobin tăng lên sau 3 tháng điều trị tương đương với các loại muối sắt khác, nhưng với Maltofer an toàn hơn, có ít tác dụng phụ hơn nhiều so với các sắt khác, do vậy tuân thủ điều trị tốt hơn.

Ngoài ra, cần bổ sung sắt qua thức ăn hàng ngày và uống các chế phẩm chứa sắt để cơ thể khỏe mạnh./.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước