“Thư Kinh Diễn Nghĩa”: Kho tàng văn hóa truyền thống

Bảo Linh (Thời sự - thoisu@vtv.vn)-Thứ ba, ngày 18/11/2014 16:30 GMT+7

Học giả kiêm chính trị gia Lê Quý Đôn đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có “Thư Kinh Diễn Nghĩa”

Con đường làm quan của Lê Quý Đôn không bằng phẳng, nhưng ở đâu, hoàn cảnh nào, Lê Quý Đôn cũng chăm lo đến việc đọc sách và viết sách. Chính tinh thần ham đọc ham viết không biết mệt mỏi, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có “Thư Kinh Diễn Nghĩa”.

Kinh thư còn được gọi là Thượng thư (nghĩa là “Lịch sử thời thượng cổ”), cuốn sách ghi chép chính sự, tương truyền do Khổng Tử soạn ghi lại và chia làm 100 thiên, chép sử từ thời Đường Nghiêu đến thời Tần Mục công, để giảng dạy cho học trò. Nhà Tần đốt sách làm cho một số thiên của Thượng thư bị mất. Nay chỉ còn 58 thiên.

Người đọc sẽ thấy “Thư Kinh Diễn Nghĩa” giống như một kho tàng văn hóa truyền thống khá đồ sộ trong kho kinh nghiệm quản lý đất nước của phương Đông, mà trong đó có Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước