Thủ đoạn tinh vi, táo tợn của đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu

Bảo Linh, Thanh Tuấn-Thứ hai, ngày 04/04/2022 19:56 GMT+7

VTV.vn - Xoay vòng hóa đơn để hợp thức hóa xăng lậu, xăng giả; theo dõi các hoạt động của cơ quan điều tra; sẵn sàng dùng bạo lực uy hiếp... là những thủ đoạn của đường dây này.

Ở thời điểm giá xăng dầu liên tục tăng, việc buôn lậu mặt hàng này lại càng gia tăng mạnh cả về số vụ và số lượng. Nóng nhất vẫn là các tuyến vận tải biển với khối lượng cực lớn. Những thủ đoạn tinh vi và táo tợn của các ông trùm đường dây buôn lậu xăng dầu với khối lượng cực lớn vừa được bóc gỡ.

Thủ đoạn tinh vi, táo tợn của đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu - Ảnh 1.

Sau 1 năm tích cực điều tra, triệt phá đường dây buôn lậu, pha chế xăng giả, xăng kém chất lượng lớn nhất từ trước đến nay, với gần 2,7 triệu lít xăng được các đối tượng vận chuyển bằng đường biển và trị giá ở thời điểm bắt giữ vào khoảng 2.800 tỉ đồng. Công an tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất điều tra giai đoạn 1, Chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 74 bị can về tội buôn lậu và nhận hối lộ.

Đường đi của xăng lậu

Vào cuối năm 2019, các đối tượng cầm đầu là Phan Thanh Hữu và Nguyễn Hữu Tứ đã thuê tàu trọng tải lớn của Đào Ngọc Viễn để nhập lậu xăng từ Singapore về Việt Nam. Viễn đã điều 2 tàu biển chuyên dụng nhận hàng tại Singapore vận chuyển về vùng biển Việt Nam. Hữu chỉ đạo 6 tàu ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu (tỉnh Vĩnh Long) và cảng Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

Tại đây, các đối tượng dùng dung môi, hóa chất pha chế xăng nhập lậu thành xăng A95 rồi sang chiết sang các tàu, sà lan tải trọng nhỏ chuyển về các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông, cuối cùng cấp cho các xe bồn chở đến các cây xăng tiêu thụ ra thị trường nhiều tỉnh miền Tây và khu vực phía Nam.

Thủ đoạn tinh vi, táo tợn của đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu - Ảnh 2.

Thủ đoạn của các đường dây xăng lậu

Chỉ trong 1 năm, các đối tượng đã tiêu thụ hơn 200 triệu lít xăng nhập lậu, xăng giả trong nội địa.

Với giá xăng RON 95 như hiện nay là khoảng 28.000 - 29.000 đồng/lít, cứ mỗi lít xăng được buôn lậu trót lọt, các đối tượng sẽ trốn được trên 10.000 đồng tiền thuế, phí các loại.

Khoản lợi nhuận quá lớn đã khiến các ông trùm xăng lậu không từ một thủ đoạn nào để đối phó, mua chuộc các lực lượng tham gia phòng chống buôn lậu.

Thủ đoạn tinh vi, táo tợn của đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu - Ảnh 3.

Trên 200 tỷ đồng, gần 300.000 USD, 30 tài khoản hơn 100 tỷ đồng bị phong tỏa, 51 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tạm giữ và nhiều tài sản có giá trị khác như bến cảng, bến thủy, 16 tàu thủy trọng tải lớn, nhiều tàu thuyền, xà lan, xe bồn... Thời điểm bị bắt giữ, những đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu, làm giả xăng dầu đều có khối tài sản ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận khủng nên chúng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, trong đó có dùng tiền để mua chuộc những thành phần biến chất trong các lực lượng chấp pháp. Bị can Ngô Văn Thụy nguyên đội trưởng Đội 3 Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, Cục điều tra phòng chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan là một trong những đối tượng vừa bị khởi tố.

Lực lượng chức năng đã bắt quả tang hành vi sang chiết buôn bán xăng dầu giả tại tỉnh Đồng Nai tại ụ nổi giữa sông Hậu, cũng như triệt phá đồng loạt 13 các ổ nhóm trong đường dây. Tất cả các mẫu xăng thu được đều làm giả xăng RON A95.

Các ông trùm xăng lậu đã xoay vòng hóa đơn để hợp thức hóa số lượng lớn xăng nhập lậu, xăng giả. Đặc biệt hơn, chúng còn cử người theo dõi ngược các hoạt động của cơ quan điều tra; nếu không mua chuộc được, thì sẵn sàng dùng bạo lực uy hiếp.

Lợi nhuận quá lớn, cùng rất nhiều thủ đoạn tinh vi khó lường, đường dây buôn lậu này đã xuyên qua rất nhiều lớp bảo vệ trong mặt trận chống buôn lậu gian lận thương mại.

Để chống buôn lậu và làm giả xăng dầu cũng như loại tội phạm này không chỉ là nâng cao các biện pháp nghiệp vụ phòng chống gian lận thương mại mà quan trọng hơn là siết chặt công tác phòng chống tham nhũng.

Ban Nội chính Trung ương đánh giá đây là vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả. In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Chuyên án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan đến nhiều cán bộ chấp pháp công tác tại các cơ quan có nhiệm vụ chống buôn lậu, nhưng lại tiếp tay "bảo kê" cho buôn lậu được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước