Các Đảng ở Đức xúc tiến đàm phán thành lập Chính phủ

Hồng Quang-Thứ tư, ngày 16/10/2013 14:09 GMT+7

Ba tuần sau cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo vẫn chưa quyết định sẽ liên minh với Đảng nào để thành lập Chính phủ mới.

Nhiều khả năng Đảng Dân chủ xã hội trung tả sẽ được lựa chọn. Chiều 14/10, hai Đảng này đã đàm phán lần thứ hai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến chính sách đối nội, nhất là về thiết lập lương tối thiểu và tăng thuế.

‘ Thủ tướng Angela tại Berlin hôm 4/10. (Ảnh: Reuters)

Bà Angela Merkel sẽ phải đưa ra quyết định trong tuần này. Nếu Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo chọn liên minh với đối thủ cũ, là Đảng Dân chủ xã hội thì chính sách đối ngoại của Đức sẽ không có thay đổi gì đáng kể. Hai Đảng lớn nhất nước Đức đều chung quan điểm, phải tiếp tục chính sách kinh tế đối ngoại như trước đây, tức là ưu tiên cắt giảm chi tiêu của các chính phủ châu Âu và duy trì kỷ luật ngân sách.

Ông Fritjof Stielow, Luật sư Đức cho biết: “Tôi cho rằng chính sách với châu Âu sẽ không có thay đổi gì, vì cử tri Đức đã mong muốn tiếp tục như vậy. Người Đức lo ngại rằng nước Đức phải bỏ tiền riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Nếu có thay đổi thì cũng phải đợi tới kỳ bầu cử sau”.

Chính sách kinh tế đối nội mới là mấu chốt trong đàm phán thành lập Chính phủ Đức. Các Đảng đều cố gắng giữ cam kết đã công bố với cử tri. Đảng Dân chủ xã hội đã ra điều kiện, sẽ chỉ tham gia Chính phủ nếu như đảng Dân chủ Thiên chúa giáo chấp nhận thiết lập lương tối thiểu và tăng thuế với những người có thu nhập cao hơn 100.000€/năm để có tiền đầu tư cho hạ tầng.

Tiến sĩ Gero Naugebauer, Nhà nghiên cứu chính trị, Đại học tổng hợp Berlin nói: “Đảng SPD có mục tiêu đối nội hơi khác đảng CDU. Phe trung tả muốn tạo đà cho cho tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp và tiến tới công bằng xã hội. Nhưng với tỷ lệ cử tri ủng hộ ít như vậy, có 27% , thì phe trung tả cũng khó có thể áp đặt quan điểm với bà Merkel. Vì kết quả đàm phán phụ thuộc nhiều vào tương quan lực lượng”.

Liên minh giữa hai chính Đảng lớn nhất, hai đối thủ trong cuộc bầu cử vừa rồi là giải pháp được nhiều người Đức mong muốn, ngay từ trước khi có kết quả bầu cử. Đây là giải pháp dung hoà, cho phép phe trung hữu tiếp tục chính sách kinh tế hiệu quả như trong những năm gần đây, đồng thời vẫn áp dụng được các ý tưởng của phe trung tả tạo lập bình đẳng trong xã hội.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước