Đảo chính Ai Cập: Chính quyền và người dân không có tiếng nói chung

PV -Thứ năm, ngày 04/07/2013 19:43 GMT+7

Đó là chia sẻ của TS TS Đỗ Xuân Hải, Trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao khi nhận định về nguyên nhân dẫn tới câu chuyện quốc tế được thế giới theo dõi sát trong những giờ qua - Đảo chính ở Ai Cập, do lực lượng quân đội nước này tiến hành.

Như vậy, quân đội Ai Cập đứng đầu là Tổng tư lệnh Abdul Fattah al-Sisi đã cho thấy họ không nói suông. 48 giờ mà quân đội đặt ra cho lực lượng chính trị Ai Cập để đạt được một thỏa thuận đã kết thúc mà không có tiến triển nào và quân đội đã hành động theo đúng những gì mà họ tuyên bố.

Có thể nói, tình hình Ai Cập đã làm nóng lên khu vực vốn đã rất nóng Trung Đông – Bắc Phi. Gần 2 năm rưỡi sau khi Mùa xuân Arab tràn qua quốc gia này, người dân Ai Cập vẫn chưa thực sự tìm được đâu thực sự là Mùa xuân cho Ai Cập.

Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi tuyên bố, Tổng thống Morsi đã không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và quân đội phải hành động sau khi đã kêu gọi hòa giải dân tộc trong vòng nhiều tháng.

‘ Ảnh: VTV News


Ông Abdul Fattah al-Sisi cho biết: “Lộ trình sẽ bao gồm điều chỉnh Hiến pháp, tiến hành các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội sớm, thành lập một Ủy ban hòa giải dân tộc bao gồm các phong trào thanh niên. Chánh án tòa án Hiến pháp tối cao có thẩm quyền đưa ra các tuyên bố Hiến pháp trong quá trình chuyển tiếp này. Lộ trình cũng bao gồm sẽ thiết lập một ban xem xét sửa đổi Hiến pháp.

Ngay lập tức, Tổng thống Morsi đã bác bỏ tuyên bố của quân đội, coi đây là hành động đảo chính bất hợp pháp. Tuy nhiên, theo lời phát ngôn của tổ chức Anh em Hồi giáo, Tổng thống Morsi đang bị quản thúc, còn toàn bộ đội ngũ lãnh đạo đang bị giam giữ. Các đài truyền hình ủng hộ Anh em Hồi giáo cũng đã bị ngừng phát sóng. Như vậy, ông Mohamed Morsi – Vị Tổng thống đầu tiên được dân bầu đã bị phế truất sau một năm nắm quyền.

Quân đội Ai Cập đã chỉ định Chánh án Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập Adli Mansour làm lãnh đạo lâm thời của nước này, cho tới khi một Tổng thống mới được bầu ra.

Trước cuộc chính biến này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi trường quay với TS Đỗ Xuân Hải, Trường khoa Chính trị quốc tế, học viện Ngoại giao để giúp quý vị có cái nhìn rõ hơn về tình hình Ai Cập.

PV: Có thể nói, hành động quân đội vừa xảy ra là đỉnh điểm cho phòng trào biểu tình của người dân Ai Cập diễn ra nhiều tháng qua. Xin ông có thể cho khán giả được biết, ai là những người biểu tình chống lại Tổng thống Morsi, phải chăng chính họ là những người xuống đường đòi thay thế Tổng thống Mubarak hơn hai năm trước đây?
TS Đỗ Xuân Hải:
Khi nhìn lại gần 1 năm trôi qua từ lúc ông Morsi thắng cử, tôi nghĩ chắc chắn có những người trực tiếp bầu ra ông Morsi. Việc thắng cử của ông Morsi cũng rất bất ngờ, như đã biết biết lực lượng Anh em Hồi giáo thực chất trước kia chỉ là hoạt động trong lĩnh vực xã hội, họ không quen với chính trường, có lẽ đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chính phủ của ông Morsi đánh mất dần quyền lực của mình.

Sau đó, những hoạt động tiếp theo của chính quyền Mohamed Morsi càng đẩy tình hình vốn dĩ đã căng thẳng lại chìm sâu vào khủng hoảng. Như chúng ta biết, câu chuyện về Hiến pháp cuối năm ngoái cũng rất ầm ĩ, phải trải qua hai cuộc trưng cầu dân ý mới đi đến quyết định. Nói cách khác, sai lầm đầu tiên chính là từ chính quyền của ông Mohamed Morsi. Thực ra, khi người dân Ai Cập bầu ông Morsi họ trông chờ rằng người kế nhiệm ông Mubarak sẽ làm tốt hơn, nhưng điều đó đã không diễn ra.

Lý do thứ hai là khó khăn về kinh tế, ngay sau khi thời điểm ông Morsi bị lật đổ, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng tuyên bố ngưng các khoản viện trợ. Như vậy, có thể thấy những khó khăn về kinh tế và việc Liên minh châu Âu cũng đặt ra những điều kiện hết sức khắt khe đối với chính thể của ông Morsi.

Ngoài ra tôi nghĩ rằng sự thiếu thiện cảm từ phía các nước phương Tây đối với lực lượng Anh em Hồi giáo có lẽ cũng đẩy tình hình Ai Cập đến hiện trạng như bây giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng nhất chính là chính quyền và người dân không có được tiếng nói chung.

Đại diện của LHQ và EU cũng hối thúc tiến trình chuyển giao quyền lực trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc dân chủ tại nước này. Ngoại trưởng Anh William Hague lên tiếng phản đối việc can thiệp quân sự của Ai Cập nhằm thay đổi chế độ của Ai Cập, song không gọi vụ việc tại Cairo là một vụ đảo chính, đồng thời hối thúc các bên kiềm chế và tránh bạo lực.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình tại Ai Cập. Một số nguồn tin cho biết, trước thời điểm quân đội Ai Cập đưa ra tối hậu thư thì Mỹ đã tìm cách can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại nước này nhằm cứu vãn tình thế cho Tổng thống Morsin và Anh em Hồi giáo. Theo đó, Mỹ yêu cầu quân đội Ai Cập không đưa ra tối hậu thư 48 giờ cho chính quyền của ông Morsin, nếu không Washington có thể xem xét lại sự trợ giúp quân sự hàng năm lên tới 1.3 triệu USD cho Ai Cập, tuy nhiên chính biến vẫn diễn ra.

Chưa thể nói rằng tình hình Ai Cập sẽ diễn biến như thế nào trong những ngày tới, nhưng chắc chắn Ai Cập có thể có một chính phủ dân bầu sớm ngày nào thì hệ lụy từ những biến động chính trị tại Ai Cập sẽ có thể giảm nhẹ được ngày đó.

Mời quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ cuộc trao đổi giữa phóng viên VTV với TS Đỗ Xuân Hải.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước