Máy bay MH370 mất tích và 10 câu hỏi lớn (P2): Những giả thuyết ít được đề cập tới

P.V (dịch)-Thứ ba, ngày 18/03/2014 06:00 GMT+7

Bất chấp nỗ lực tìm kiếm của 25 quốc gia, sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Malaysia Airlines mang mã số MH370 vẫn chưa có lời giải. Sau đây là 10 câu hỏi của CNN về những điều chúng ta biết cũng như những vấn đề hãy còn là ẩn số về chiếc máy bay mất tích này:

6) Vụ mất tích của MH370 giống với một vụ khủng bố như thế nào?

CIA và FBI chưa vội đưa ra những kết luận về giả thuyết này nhưng các nhà chức trách cũng không tập trung điều tra theo hướng này.

Robert Francis, cựu phó chủ tịch cơ quan an toàn bay quốc gia Mỹ cho hay, suy nghĩ đầu tiên của ông khi nghe về vụ việc mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mất tích là nó đã phát nổ nhưng nếu điều đó có là sự thật đi chăng nữa, nó cũng không phải là bằng chứng của một vụ khủng bố.

Hai hành khách sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp để lên máy bay được Interpol xác định là Iranians Pouri Nourmohammadi, 18 tuổi và Delavar Seyed Mohammad Reza, 29 tuổi. Các nhà điều tra Malaysia nói rằng hai người này không hề có bất kì liên hệ nào với các tổ chức khủng bố.

Hộ chiếu bị đánh cắp không phải là bằng chứng xác thực để kết luận đây là một vụ khủng bố. Thực tế, trong năm 2013, hàng tỷ trường hợp hành khách được phép bay mà không thông qua thủ tục kiểm tra hộ chiếu bị mất/ăn trộm trông hồ sơ của Interpol. Từ những gì kể trên, có thể thấy, những người dùng hộ chiếu giả có mặt trên chiếc máy bay mang số hiệu MH370 có mục đích giống với việc nhập cư bất hợp pháp sang nước khác hoặc mua bán hàng trộm cắp, chất cấm… hơn là ý định khủng bố.

‘ Những lời cầu nguyện cho MH370 vẫn liên tục được phát đi trên khắp thế giới

7) Lỗi kỹ thuật có thể giải thích cho sự mất tích bí ẩn của MH370 hay không?

Đó cũng là một khả năng nhưng đã bị giảm thiểu kể từ khi thủ tướng Malaysia khẳng định rằng chiếc máy bay này đã được chuyển hướng có chủ đích của một ai đó trên máy bay.

Sự hạn chế về mặt nhiên liệu chỉ ra rằng có thể máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp trên mặt nước trước khi chìm xuống đáy biển tuy nhiên chưa một manh mối nào chứng minh giải thuyết này.

Ngoài ra, không loại trừ trường hợp máy bay gặp trục trặc về năng lượng (xăng, điện…) và các phi công đã cố để trở về một sân bay hay một địa điểm nào đó mà họ biết. Trong quá khứ, chiếc máy bay này từng phải bảo dưỡng vì gặp trục trặc về mặt kỹ thuật, tuy nhiên Boeing đã cho sửa chữa và kiểm tra kỹ càng trước khi đưa nó vào hoạt động trở lại.

Chưa hết, một giả thuyết khác là cửa máy bay bị hỏng và ở độ cao 10.000m, nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C và nó có thể khiến tất cả mọi người có mặt trên chuyến bay thiệt mạng vì thiếu ô xy và đóng băng.

8) Còn những giả thuyết nào có khả năng xảy ra?

Vấn đề với Pin Lithium: Đây là một yếu tố đang được các nhà điều tra xem xét. Nhưng nếu trường hợp này xảy ra, câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao máy bay không trở lại với sân bay mà nó xuất phát, thay vì được cho là đã bay vòng vòng trên trời nhiều tiếng đồng hồ kể từ sau khi mất tín hiệu hoàn toàn với radar.

Va chạm thiên thạch: Một tiếng nổ được cho là đã xuất hiện trong khoảng thời gian mà máy bay MH370 mất tích. Và có rất ít khả năng rằng chiếc máy bay này đã va chạm với thiên thạch rồi sau đó tan tành vào hư không.

9) Tại sao điện thoại của hành khách vẫn đổ chuông sau khi chiếc máy bay biến mất?

Khi một chiếc điện thoại mất sóng hoặc tắt nguồn – có thể là kết quả của một vụ tai nạn máy bay, những cuộc gọi từ mặt đất sẽ được chuyển tới hộp thư thoại. Tuy nhiên, người nhà của một số hành khách cho biết họ vẫn nghe thấy điện thoại đổ chuông khi họ thử liên lạc bằng điện thoại. Nhà nghiên cứu Jeff Kagan cho rằng một cuộc gọi sẽ được kết nối tới nhà mạng trước khi được chuyển tới cho người nhận. Và tiếng chuông mà người gọi nghe được có thể là tín hiệu chờ khi nhà mang kết nối cuộc gọi từ người gọi tới người nhận.

“Nếu không tìm thấy tín hiệu điện thoại của người nhận sau vài phút, sau vài tiếng chuông, thông thường, cuộc gọi đi sẽ bị ngắt kết nối và đó là những gì đã xảy ra”, ông Jeff Kagan nhận định.

10) Đây có phải lần đầu tiên một chiếc máy bay mất tích không?

Câu trả lời là không. Vào năm 2009, chiếc máy bay mang mã số 447 của Air France đã gặp tai nạn tại phía Nam Atlantic, trên hành trình Paris – Rio de Janeiro do thời tiết xấu. Bốn cuộc tìm kiếm đã được tiến hành và phải tới gần 2 năm sau người ta mới phát hiện ra nó nằm dưới đáy biển.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước