1) Chúng ta biết gì về những phi công lái chiếc MH370?
Cơ trưởng 53 tuổi, Zaharie Ahmad Shah đã có tới 18365 giờ bay. Ông gia nhập ngành hàng không từ năm 1981 và sự dạn dày kinh nghiệm ấy, có lẽ, đủ giúp người đàn ông này có thể bay hàng giờ trên không trung mà không cần tới sự trợ giúp của các đơn vị dưới mặt đất.
Shah đã có 3 người con và 1 đứa cháu, con gái út của gia đình này cũng đã ngoài 20 tuổi và hiện đang ở với bố mẹ. Kết quả khám xét nhà Shah thu được một hệ thống giả lập bay tại nhà, tuy nhiên, điều đó là khá bình thường đối với một phi công và hiện các cơ quan chức năng chưa thể kết luận điều gì.
Phi hành đoàn hôm đó còn có Cơ phó Fariq Ab Hamid, 27 tuổi, gia nhập hãng hàng không Malaysia Airlines năm 2007. Người này đã có 2763 giờ bay và đã trải qua các khoá huấn luyện giả lập bay máy bay Boeing 777.
Các chuyên gia cho rằng, số giờ bay của Hamid có vẻ hơi ít so với tiêu chuẩn điều khiển Boeing 777 dành cho một phi công đối với hãng hàng không American Airlines. Tuy nhiên, ở một quốc gia nhỏ hơn, quá trình huấn luyện bay Boeing 777 thường được rút ngắn lại.
Trước khi mất tích cùng chiếc máy bay mang mã số MH370, Hamid sống với bố mẹ và 4 người họ hàng, CNN dẫn lời một nguồn tin thân cận của cuộc điều tra cho hay.
2) Chúng ta biết gì về tín hiệu liên lạc của máy bay mất tích?
Máy bay được trang bị 3 loại hình kết nối với mặt đất gồm một hệ thống liên lạc qua radio, một hệ thống liên lạc qua vệ tinh và hình thức thứ ba là ACARS. Câu nói cuối cùng qua sóng điện đàm được phi hành đoàn trên chiếc MH370 gửi về là : “Mọi thứ ổn, chúc ngủ ngon”.
‘ Phát nổ và nằm dưới đáy đại dương hay đã hạ cánh an toàn và được che giấu cho một âm mưu nào đó? - Tất cả giả thuyết đều hoàn toàn có thể xảy ra với MH370
Chúng ta không biết giọng nói đó của ai nhưng khi ấy máy bay được cho là đang bay qua vùng biển Việt Nam – và lại đúng vào lúc khi tín hiệu được tắt hoàn toàn một cách có chủ đích, theo thủ tướng Malaysian, ông Najib Razak.
Như vậy, từ những thông tin quan trọng do phía Malaysia cung cấp, có vẻ nó không giống như một phi công nào đó đã chủ động tắt thiết bị định vị trên chiếc máy bay đi. Và các chuyên gia phân tích vẫn đang mắc phải những mâu thuẫn trong các giả thuyết: một là ai đó – có thể là không tặc, muốn che giấu tung tích của máy bay; một giải thuyết khác là thiết bị thu tín hiệu trên chiếc máy bay đó đã bị hỏng.
3) Máy bay mất tích có thể ở đâu? Điều gì có thể xảy ra với nó?
Những chứng cứ đang chỉ ra rằng chiếc máy bay mất tích đã bay nhiều giờ liền sau khi mất liên lạc hoàn toàn với trạm kiểm soát. Các nhà chức trách Malaysia đồng ý với kết luận của các chuyên gia từ Anh, Mỹ, cho rằng chiếc MH370 chỉ có 2 hướng để di chuyển. Một là khu vực biên giới giữa Kazakhstan, Turkmenistan và miền Bắc Thái Lan; Hai là bay qua bầu trời Indonesia và hướng về phía Nam Ấn Độ Dương.
Khả năng cao nhất được tính đến vào thời điểm hiện tại là chiếc máy bay này thực sự đã gặp không tặc. Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn bảo vệ quan điểm rằng chiếc máy bay đã gặp va chạm ở miền nam Ấn Độ và phát nổ trước khi lao xuống nước. Vị trí đó ở quá xa vì thế radar không thể tìm kiếm ra chiếc máy bay.
4) Một phi công có thể bay mà không cần radar không?
Về mặt lý thuyết mà nói, các chuyên gia đều cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Radar vốn dĩ là một công cụ theo dõi hướng bay của máy bay trên bầu trời chứ không thể bao quát hết mọi đường bay.
Phi công quân đội được huấn luyện những kĩ năng nâng cao như thế này một khi họ cần “tàng hình”. Tuy nhiên, máy bay của họ cũng được trang bị những thiết bị chuyên dụng tối tân hơn, và Boeing được hiểu rằng không cung cấp những thiết bị như vậy cho các hãng hàng không dân dụng.
“Phi công của các hãng bay dân dụng không được huấn luyện để né tránh radar. Chúng tôi luôn thích được bay mà có radar”, ông Wolzinger, một cựu phi công từng lái Boeing 777 cho hay.
Vì vậy, chuyện bay “tàng hình” của chiếc máy bay MH370 vẫn là một giả thuyết có khả thi – nhưng chưa có lời giải đáp thực sự cụ thể.
5) Liệu máy bay có thể đã hạ cánh đâu đó mà không ai biết?
Theo nguồn tin Wall Street Journal, đây là một giả thuyết cũng đang được các nhà nghiên cứu Mỹ xem xét. Máy bay đã hạ cánh và được che giấu để sử dụng cho một mục đích nào đó là điều có thể xảy ra.
Tuy nhiên, giả thuyết này cũng có một số lỗ hổng lớn, ví dụ như việc kích thước của máy bay Boeing 777. Đây là chiếc máy bay lớn và nó cần tối thiểu là “đường băng” dài khoảng 1 dặm dể bằng phẳng có thể hạ cánh. Và trên thế giới, hiện không có chỗ nào được cho là có địa hình tự nhiên đáp ứng được điều kiện này.