Một quốc gia sẽ như thế nào nếu vỡ nợ?

Anh Phương-Thứ ba, ngày 22/10/2013 16:39 GMT+7

 Hiện nay, trên thế giới đang có rất nhiều quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ vỡ nợ, kéo theo đó là những hoài nghi trên thị trường tài chính quốc tế nhiều năm về sau. 

Sau những bất ổn về kinh tế ở Mỹ trong thời gian gần đây, Mỹ vẫn không tuyên bố vỡ nợ khi những nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa quyết định thỏa hiệp vào tối 16/10, chỉ ít phút trước thời hạn cuối cùng để nâng trần nợ công. Song, chuyện vừa xảy ra tại Mỹ đã một lần nữa làm nổi lên mối nguy hại từ tình trạng nợ công của các nền kinh tế phát triển hiện nay.

Không chỉ Mỹ mà châu Âu hay Nhật Bản cũng đều đang đối mặt với những nguy cơ vỡ nợ. Để giải quyết những thiếu hụt trong ngân sách, các quốc gia thậm chí phải bán trái phiếu với lời hứa sẽ hoàn lại cả vốn lẫn lãi. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thực hiện được điều đó và sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ.

‘ Bà Ann Pettifor - Tổ chức kinh tế học Prime nêu quan điểm về tình trạng vỡ nợ quốc gia trên thế giới

Ví dụ gần đây nhất là khi Argentina tuyên bố vỡ nợ năm 2001 khiến lạm phát tăng nhanh. Hay vào năm 1998, Nga cũng tuyên bố vỡ nợ đối với trái phiếu dài hạn và hoãn trả tất cả các khoản nợ quốc tế. Năm 1987, Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ không trả một số khoản vay và ngay cả Anh cũng đã giữ lại 4 tỷ USD các khoản vay từ IMF năm 1976 để đối phó với nguy cơ vỡ nợ toàn phần.

Vậy một quốc gia sẽ như thế nào nếu vỡ nợ? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi trong phóng sự sau đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước