Tranh cãi Mỹ - Đức về vụ nghe lén điện thoại

Thu Thủy-Thứ hai, ngày 28/10/2013 22:41 GMT+7

Chính phủ liên bang Đức đã có thái độ cứng rắn với Mỹ trước cáo buộc do thám.

Vụ bê bối nghe lén điện thoại của tình báo Mỹ đang trở nên nghiêm trọng hơn khi truyền thông Đức đăng tải thông tin nói rằng Tổng thống Mỹ Obama ngầm cổ vũ hoạt động do thám này, và rằng Washington từng triển khai khoảng 80 cơ sở do thám trên toàn thế giới. Vụ việc có nguy cơ bị đẩy đi xa hơn khi tiếp tục xuất hiện những cáo buộc nghe lén liên quan đến nhiều nước khác ngoài Đức.

‘ Thủ tướng Đức Angela Merkel thường xuyên sử dụng điện thoại di động. (Ảnh: Getty)

Tờ “Tấm gương” của Đức đưa tin, tình báo Mỹ đã bắt đầu nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2002. Một bài báo khác cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không làm gì để ngăn chặn việc làm này, thậm chí còn bật đèn xanh cho việc mở rộng theo dõi nhà lãnh đạo của Đức.

Theo nhật báo "Hình ảnh" của Đức, tình báo Mỹ hiện triển khai 18 nhân viên tại Đại sứ quán Mỹ ở Berlin để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ. Tầng 4 toà đại sứ Mỹ nằm bên Cổng thành Brandenburg ở Berlin được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại nhất để có thể thu thập thông tin đi và đến chiếc điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Chỉ riêng các cuộc đàm thoại về các vấn đề quốc gia mà Thủ tướng Merkel thực hiện bằng điện thoại cố định với chế độ bảo mật tuyệt đối là an toàn.

Chính phủ liên bang Đức đã có thái độ cứng rắn với Mỹ trước cáo buộc do thám. Bộ trưởng Nội vụ Đức Hans Peter Friedrich tuyên bố, nghe lén điện thoại di động là vi phạm luật pháp Đức và là hành động tội phạm. Bộ trưởng Friedrich cũng yêu cầu Mỹ phải trả lời về mục đích và quy mô hoạt động do thám nhằm vào công dân và Chính phủ Đức, đồng thời khẳng định, niềm tin của Đức với đối tác đồng minh Mỹ đã bị lung lay.

Phản ứng trước các cáo buộc, Mỹ thừa nhận đây là thách thức lớn đối với mối quan hệ giữa Washington với các đối tác, nhưng không xác nhận gì về việc NSA có theo dõi các cuộc gọi của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Thủ tướng Đức Merkel hay không.

Ông Jay Carney – Thư ký Báo chí Nhà Trắng cho biết: "Tất cả những gì tôi có thể nói cũng chính là điều mà Tổng thống Obama đã nói với Thủ tướng Đức Merkel. Rằng Hoa kỳ không theo dõi và sẽ không bao giò do thám các liên lạc của Thủ tướng Đức”.

Không dừng lại ở Đức, vụ bê bối do thám đang có nguy cơ lan rộng ra các nước khác. Tờ Chủ nhật của Pháp số ra hôm 27/10 cho rằng, cơ quan tình báo Mỹ có thể đã khai thác thông tin từ những người Pháp có ảnh hưởng, để tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹ ở châu Âu. Còn truyền thông Tây Ban Nha hôm nay đưa tin, NSA đã bí mật theo dõi đến 60 triệu cuộc gọi ở nước này trong 1 tháng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước