Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: Thi chung, thử thách riêng

Sự kiện & Bình luận-Thứ bảy, ngày 14/03/2015 17:49 GMT+7

(VTV.vn) - Được đánh giá là bước đổi mới trong lộ trình cải cách giáo dục toàn diện nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng đem tới nhiều thách thức cho mọi cá nhân và tổ chức,

Năm nay, học sinh cả nước sẽ tham gia một kì thi quốc chung đầu tiên gồm thi nghiệp THPT và thi tuyển vào ĐH, CĐ với nhiều quy định thi tuyển mới, theo hướng tiến bộ cả về thủ tục và chất lượng kỳ thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay sẽ được tiến hành như sau:

Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó đăng ký rõ các môn dự thi. Ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ là môn bắt buộc, còn lại tùy theo mục đích xét tốt nghiệp và xét vào Đại học mà thí sinh chọn thêm 1 hoặc một số môn khác theo quy định của Bộ GD & ĐT.

Các thí sinh sẽ phải đăng ký cụm thi gồm cụm thi liên tỉnh do các trường Đại học đứng ra chủ trì và cụm thi do địa phương tổ chức. Cụm thi liên tỉnh dành cho các thí sinh vừa muốn xét tốt nghiệp, vừa muốn xét tuyền vào Đại học. Số này khoảng 300 trường. Cụm thi địa phương dành cho các thí sinh muốn xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, có khoảng hơn 100 trường Đại học hiện nay chấp nhận xét tuyển cả những thí sinh thi ở cụm địa phương. Đây thường là những trường lấy điểm đầu vào thấp trong những năm trước.

Sau khi đăng ký xong, các thí sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu đỗ tốt nghiệp, thí sinh có nguyện vọng sẽ bắt đầu nộp hồ sơ vào các trường ĐH, CĐ. Có 4 đợt xét tuyển cho thí sinh nộp hồ sơ đúng với quy định của Bộ GD & ĐT.

Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, một hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia đang được xây dựng, hoạt động trên Internet. Ở đó, các trường sẽ cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển vào trường mình. 3 ngày/lần, các trường sẽ công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các thí sinh đã đăng ký vào trường, xét theo kết quả thi từ cao xuống thấp. Qua đó, thí sinh có thể biết mình đang đứng ở thứ tự nào và có cơ hội đỗ hay không. Nếu không có cơ hội đỗ, thí sinh có thể rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác có cơ hội cao hơn.

PGS. Phan Như Cương - Chủ tịch trường THPT Lương Thế Vinh

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh

Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục, đây được coi là một bước đổi mới trong lộ trình cải cách giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, đó cũng là thử thách dành cho ngành giáo dục, mỗi địa phương, trường THPT, trường ĐH - CĐ, các thầy cô, gia đình và học sinh.

Chia sẻ trong chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này, hai khách mời - PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh và PSG.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền đều đưa ra quan điểm ủng hộ chính sách tổ chức một kỳ thi quốc gia chung của Bộ GD & ĐT.

Trong đó, với vai trò là nơi sẽ tiếp nhận các thí sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ông Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho biết: "Đây là một kỳ thi lớn, diễn ra trên quy mô cả nước nên cần một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Người chịu trách nhiệm trong việc này chính là Bộ GD & ĐT. Ở vai trò là người chỉ huy, Bộ phải đưa ra tất cả các phương án, kể cả những phương án xấu nhất để có biện pháp giải quyết khi xảy ra.

Bên cạnh đó, với tư cách là một trường Đại học, chúng tôi hy vọng kỳ thi này sẽ diễn ra nghiêm túc để có thể dựa vào kết quả đó tuyển sinh. Do vậy, chúng tôi cũng kiến nghị Bộ phải làm tốt công tác thanh tra tuyển sinh. Bởi chỉ có như vậy mới đảm bảo tất cả cuộc thi diễn ra công bằng, không có sự lỏng lẻo".

PGS. TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền
PGS. TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền

Theo đó, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng đưa ra một số phân tích về mặt hạn chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

"Kinh nghiệm trong các kỳ thi trước đây cho thấy, khi tổ chức hai kỳ thi khác nhau là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thì kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ dễ dàng hơn, do đó gặp phải nhiều tiêu cực hơn so với kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Nhiều người hy vọng việc gộp hai kỳ thi làm một sẽ giúp sự nghiêm túc trong các kỳ thi được tăng lên.

Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia lần này phân biệt hai cụm thi khác nhau là cụm thi liên tỉnh và thi địa phương. Điều đó cũng gây ra những nghi vấn về việc tiêu cực trong thi cử có thể một lần nữa xảy ra. Một kỳ thi liên tỉnh do trường Đại học phụ trách và một kỳ thi địa phương do Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với trường Đại học phụ trách. Người ta dễ dàng liên tưởng rằng kỳ thi ở tỉnh sẽ có sự thoải mái hơn.

Tại sao không tổ chức một kỳ thi duy nhất do các trường Đại học phụ trách? Phải chăng do các trường Đại học không có đủ điều kiện để thực hiện? Tôi cho rằng với hơn 500 trường Đại học, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó", PGS Văn Như Cương khẳng định.

Song song với đó, ở thời điểm này, hai nhà quản lý giáo dục cũng đưa ra một số quan ngại về việc học lệch có thể sẽ xảy ra. Theo PGS Văn Như Cương, điều đó nhất định sẽ xảy ra nếu sự quản lý của trường về việc dạy và học không chặt chẽ.

Chỉ còn vài tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ diễn ra. Cần phải làm gì để có một kỳ thi quốc gia chung đầu tiên thành công? Đây là câu hỏi đang được đông đảo dư luận quan tâm hiện nay.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Sự kiện & Bình luận qua video dưới đây:

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước