Năng suất lao động của Việt Nam thấp: Do trình độ kém hay không chuyên cần?

Sự kiện & Bình luận-Thứ bảy, ngày 10/08/2019 11:14 GMT+7

VTV.vn - Dù tăng đều qua từng năm nhưng năng suất lao động Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

Năng suất lao động của chúng ta tăng bình quân 5,8% trong 3 năm gần đây, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ giai đoạn tăng trưởng kinh tế nào của Việt Nam kể từ sau đổi mới.

Theo thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt trên 102 triệu đồng, tăng 6% so với năm 2017. Mức tăng này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Thế nhưng, dù tăng đều trong các năm nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp so với khu vực và trên thế giới.

Trong Hội nghị "Cải thiện năng suất lao động quốc gia", các chuyên gia đã khẳng định không thể tăng năng suất lao động nếu chỉ dựa trên giá lao động rẻ và chi phí nguyên liệu thấp mà không đẩy mạnh đầu tư công nghệ và con người. 

Những lý do nào khiến năng suất lao động Việt vẫn còn ở mức thấp? Điểm nghẽn ở đây là gì? Năng suất lao động thấp cản trở, ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng trưởng kinh tế? Những giải pháp để tăng năng suất lao động?

Tất cả những câu hỏi này sẽ phần nào được giải đáp trong chương trình Sự kiện & Bình luận ngày 10/8.

Tại sao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay còn thấp? Tại sao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay còn thấp?

VTV.vn - Trong chương trình Vấn đề hôm nay trên đây, ông Nguyễn Bích Lâm đã phân tích một số nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của chúng ta hiện nay còn thấp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước