Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi nam, 9 tuổi, trú tại Phượng Mao, Cẩm Khê, Phú Thọ. Bệnh nhi chưa biết bơi, đi tắm cùng các bạn ở đập nước sau đó bị đuối nước.
Bệnh nhi may mắn được người dân đưa lên bờ và sơ cứu đuối nước (ép tim, thổi ngạt) đúng cách rồi đưa vào Trung tâm y tế địa phương trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp. Bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, bóp bóng qua ống nội khí quản có oxy và chuyển tuyến đến Trung tâm Sản Nhi.
Tại đây, bệnh nhi được sử dụng an thần, thở máy xâm nhập theo chiến lược bảo vệ phổi, hồi sức tích cực, điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng tiến tốt, trẻ được rút ống nội khí quản, thở máy không xâm nhập.
Hiện tại, sau 6 ngày điều trị, bệnh nhi đã có thể tự thở, da môi hồng, huyết động ổn định, phổi còn tổn thương do đuối nước.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhi nam 5 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ. Bệnh nhi đi tắm tại bể bơi cùng người thân, do chưa biết bơi nên đứng ở chỗ nước nông. Tuy nhiên, trong lúc người nhà không để ý bệnh nhi bị chuột rút và ngã xuống nước.
Sau ngã khoảng 1 phút, bệnh nhi được đưa lên trong tình trạng tím tái toàn thân, tự thở kém, trẻ được sơ cứu tại chỗ, tự thở được và chuyển đến Trung tâm Sản Nhi.
Các bác sĩ cho thở máy không xâm nhập, điều trị hỗ trợ. Hiện tại, bệnh nhi đã có tiến triển, không suy hô hấp, huyết động ổn định, còn tổn thương phổi.
Qua hai trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo: Các bậc phụ huynh cần giám sát trẻ cẩn thận, nhất là trong thời điểm trẻ được nghỉ học; quan sát kỹ trẻ khi đến nơi có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm; cần làm rào, lấp kín những hố và rãnh, ao hồ không cần thiết; đồng thời cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh, xử trí sơ cứu đuối nước ở mọi lứa tuổi vì sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội điều trị.
Khi bị đuối nước, nước sẽ tràn vào đường thở, lấp đầy các phế nang, không có không khí vào phổi, toàn bộ cơ thể thiếu oxy trẻ nhanh chóng đi vào hôn mê và tim chậm dần rồi ngừng hẳn. Thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước là từ 0 - 4 phút từ lúc trẻ rơi vào nước.
Các bước cấp cứu người bị đuối nước:
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi. Tiếp đến, người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện (hoặc 30:2 nếu có một người). Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, cần đưa người bị đuối nước đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
Đặc biệt lưu ý:
- Không dốc ngược nạn nhân đuối nước, vác lên vai rồi chạy, động tác này làm mất thời gian cấp cứu.
- Nếu nạn nhân không được hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu, có nguy cơ gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.