
Theo Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, cây cơm cháy có vị hơi đắng, tính ấm. Rễ chống co thắt và tiêu phù; thân và lá lợi tiểu, tiêu phù và giảm đau. Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá trị viêm thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc.
Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ. Người dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú. Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 - 20g để thông lợi đại - tiểu tiện, chữa kiết lỵ, táo bón và thấp thũng.
Cây cơm cháy còn có tác dụng sơ can kiện tỳ, hoạt huyết hóa ứ, lợi tiểu tiêu phù, dùng trị viêm gan cấp tính, viêm thận phù thũng, phong thấp đau nhức, phong ngứa mày đay, té ngã tổn thương, gãy xương.
Đơn thuốc:
- Ngã bị thương: Dùng cơm cháy (rễ) 60g, đun nước rồi uống. Cũng dùng lá tươi giã đắp chỗ bị thương.
- Viêm thận phù thũng: Dùng cơm cháy (toàn cây) 30 - 60g, đun nước uống.
- Huyết trệ kinh bế: Cơm cháy 30g, hương phụ chế 30g, ích mẫu thảo 15g, sắc uống ngày 1 thang.
- Suy nhược đau mỏi cơ lưng: Rễ cơm cháy 100g, ngũ gia bì 90g, cốt toái bổ 90g, ngưu tất 50g. ngâm với 1,5 lít rượu gạo ngon, sau nửa tháng uống được, mỗi lần 10 - 30ml.
- Mày đay, ngứa ngoài da: Cọng lá cơm cháy tươi 500g, nấu nước ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Lở loét do dị ứng sơn (tất sang): Cọng lá cơm cháy tươi 120g nấu nước, để nguội, rửa vết loét.
- Sưng đau, bong gân: Rễ và lá non cơm cháy lượng vừa đủ, giã nhuyễn với chút muối ăn, bó vào vết thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Sưng vú: Lá cơm cháy giã nhuyễn, thêm chút giấm xào nóng đắp.
- Di tinh, bạch đới: Rễ cơm cháy 30g, cật heo 1 quả, chưng cách thủy ăn.
Lưu ý:
- Cơm cháy hơi độc, có tính mãnh liệt, không dùng cho phụ nữ có thai, không nên uống quá liều. Hoa quả và vỏ cây dùng liều 3g/kg thể trọng có thể gây độc, biểu hiện đái nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từng được xem là “người bạn đồng hành uy tín” của sức khỏe nội tiết nữ, trong những năm gần đây lại có những tranh cãi vì lo ngại nguy cơ ung thư, u xơ.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Tĩnh đã ghi nhận 2 ca mắc sốt rét ngoại lai từ người lao động trở về từ Angola và Cameroon.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả, khuyến cáo không sử dụng thêm 72 sản phẩm đang điều tra.
VTV.vn - Ngày 23/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu các Sở Y tế và doanh nghiệp liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
VTV.vn - Một bé trai 7 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp vừa được cứu sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu, cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do bị vỡ tim sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
VTV.vn - Vụ việc được phát hiện sau phản ánh của báo chí về tài khoản mạng xã hội có tên "Yuki", đăng tải hình ảnh bằng tốt nghiệp Điều dưỡng nghi vấn giả mạo.
VTV.vn - Ngày 23/4, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng xác nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh ho gà tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống một nữ bệnh nhân 46 tuổi bị ngộ độc nặng do uống quá liều thuốc hạ huyết áp, bằng kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ventuno Kaicho hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người Việt trong việc hỗ trợ và duy trì sức khoẻ hằng ngày.
VTV.vn - 2 dị vật kim loại có đầu găm sâu vào thành ruột non bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) gắp ra ngoài thành công.
VTV.vn - Mới 25 tuổi, H.H.S. phải trải qua quãng thời gian dài nằm liệt giường vì lao cột sống - một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
VTV.vn - Ngày 23/4, sau 2 tuần điều trị, người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) chính thức được ra viện.
VTV.vn - Nâng cao chất lượng Y tế tại Việt Nam đòi hỏi hợp tác quốc tế, đặc biệt với Nhật Bản – Quốc gia dẫn đầu về công nghệ và nền Y học phát triển.
VTV.vn - Nhồi máu cơ tim cấp - căn bệnh từng gắn liền với người cao tuổi nay đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động.