Đại biểu Quốc hội cảnh báo: Cẩn trọng với ảnh hưởng của bức xạ điện từ đến sức khỏe con người

Theo Waveex.vn, icon
12:17 ngày 04/12/2018

VTV.vn - Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của sóng điện thoại di động: đau đầu, chóng mặt… thậm chí ung thư. Tại Việt Nam các chuyên gia cũng bắt đầu lên tiếng cảnh báo.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Bức xạ điện từ có mặt ở khắp nơi...

Sóng điện thoại rất có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu và một số vấn đề về sức khỏe khác. Ảnh hưởng này được cho là do chúng phát ra bức xạ điện từ. Bên cạnh điện thoại, các thiết bị quen thuộc như TV, laptop, điện thoại di động, lò vi sóng, máy tính bảng, mạng wifi… đều phát ra bức xạ điện từ.

Bức xạ điện từ hay sóng điện từ là sự kết hợp (nhân vector) của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng.

Có bao giờ bạn thử điểm danh xem trong nhà có bao nhiêu thiết bị công nghệ, bao nhiêu cái điện thoại?… Biết đâu đấy, chúng có thể tiềm ẩn những tác hại khôn lường với sức khỏe mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng ta ai cũng biết về mặt tiện lợi của những sản phẩm này song dường như lại ít biết về những tác hại của chúng với sức khoẻ.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo: Cẩn trọng với ảnh hưởng của bức xạ điện từ đến sức khỏe con người - Ảnh 1.

Xã hội hiện đại, con người đang phải tiếp xúc với rất nhiều bức xạ điện từ.

Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trong các tiến bộ của xã hội, đặc biệt là khoa học công nghệ, bao giờ cũng có hai mặt. Bên cạnh những tác động tích cực sẽ nảy sinh ra tác động phụ thường có ảnh hưởng đến môi trường sống của những người sử dụng hay môi trường của xã hội nói chung. Đấy như là một nguyên lý. Và nguyên lý này, theo ông là điều đương nhiên khi đề cập đến các vấn đề của sóng điện từ, công nghệ điện từ. Vấn đề là hiểu biết đến đâu và có những giải pháp nào để thực sự thể hiện mối quan tâm đối với lợi ích của người sử dụng cũng như của xã hội.

Người dùng hiện mới chỉ nghĩ đến tiện ích của các thiết bị điện tử nhiều hơn là tác hại mà nó gây ra. Đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông, hiện các nhà khai thác, kinh doanh các thiết bị này nói nhiều đến mặt tích cực.

"Điện thoại di động không xa lạ gì với bất cứ ai thậm chí đến tất cả các ngõ ngách trong đời sống, nhưng rất có thể sóng điện thoại sẽ phát sinh ra các vấn đề về mặt liên quan đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng gần như các nhà sản xuất ít đề cập đến khía cạnh này, ngoài việc làm sao quảng cáo phát huy được mặt tích cực của sản phẩm" - vị Đại biểu Quốc hội nhìn nhận.

Thế giới cảnh báo nhiều...

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho biết: mình từng tiếp xúc với các nhà chuyên môn am hiểu về tác động bức xạ điện từ đối với sức khỏe của con người, nhất là các nhà khoa học cơ bản, họ đề cập đến vấn đề này rất nhiều. Tương tự, báo chí thế giới cũng đề cập nhiều đến các phát minh này hay những quy định của thế giới liên quan đến việc sử dụng hoặc mức độ phổ biến các thiết bị này. Nhưng mà rất tiếc ở Việt Nam, thực trạng này chưa được quan tâm đúng mức.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo: Cẩn trọng với ảnh hưởng của bức xạ điện từ đến sức khỏe con người - Ảnh 2.

Trẻ em được cho là đối tượng rất nhạy cảm với bức xạ điện từ và dễ chịu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

"Hiện chúng ta nói nhiều về công nghệ 4.0 song ít đề cập đến những lời cảnh báo hay những giải pháp để hạn chế những mặt tiêu cực. Mặt khác gần đây, chúng ta bắt đầu cảnh báo nhiều đến tác hại với sức khỏe của ô nhiễm không khí, rác thải… song chưa đề cập đến ô nhiễm sóng điện từ. Tôi nghĩ rằng đây là điều cần quan tâm. Nhà nước, cơ quan có trách nhiệm, cơ quan khoa học cần cân bằng lại nhận thức xã hội để người dân thấy được hai mặt. Một mặt phát huy khai thác mặt tích cực song cũng cần hạn chế mặt tiêu cực trong đó có vấn đề liên quan đến sức khỏe" - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Theo ông, phải tuyên truyền, cảnh báo các mặt tiêu cực. Đó là trách nhiệm của xã hội của cộng đồng, cao hơn nữa là trách nhiệm của những nhà kinh doanh. Họ kinh doanh trên lĩnh vực gì họ phải cảnh báo và hạn chế.

Ngay khi sử dụng những sản phẩm có mặt tích cực, tiện dụng thì nên nhắc lại giới hạn sử dụng. Nếu công nghệ đã giải quyết được mặt không tích cực thì cũng nên phổ biến để người dân lựa chọn những giải pháp và thích ứng phù hợp với điều kiện của mình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục