Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Chủ tịch Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá thông tin: Theo Tổ chức Y tế thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tổ chức Y tế thế giới đã khởi xướng xây dựng Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá. Việt Nam là quốc gia thứ 47 trong tổng số 182 quốc gia đã sớm phê chuẩn Công ước. Để nội luật hóa các cam kết khi tham gia Công ước và ngăn chặn nạn dịch thuốc lá, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là khá toàn diện và phù hợp với Công ước Khung, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi các tác hại về sức khoẻ, kinh tế và môi trường do việc sử dụng thuốc lá gây ra.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, với những gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đang trở thành vấn đề y tế công cộng được ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Sử dụng thuốc lá đang chuyển nhanh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, gây ra những tác hại đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường cho các nước, trong đó có Việt Nam.
Các giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả mà các quốc gia đang nỗ lực ưu tiên thực hiện gồm: Thực hiện môi trường 100% không khói thuốc, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm diện tích lớn trên bao bì sản phẩm thuốc lá, tăng thuế thuốc lá...
"Dù vậy, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hút thuốc đã giảm nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới, với 38,9% nam giới trên 15 tuổi tại Việt Nam hút thuốc. Tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc còn khá phổ biến tại các nhà hàng, quán bar và một số nơi tập trung đông người", Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp, gần thấp nhất trong khu vực ASEAN. Giá các sản phẩm thuốc lá rẻ trong khi thu nhập bình quân đầu người tăng. Các sản phẩm thuốc lá được bày bán khắp nơi, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.
"Bên cạnh đó, trong những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang tăng nhanh đặc biệt trong lứa tuổi học sinh. Những khó khăn này ảnh hưởng lớn tới các nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá và là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ làm cho tỷ lệ hút thuốc gia tăng trở lại nếu chúng ta không tiếp tục có các biện pháp quyết liệt và kịp thời", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chúc mừng Việt Nam đã giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở cả người lớn và thanh thiếu niên trong những năm qua. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên giảm một nửa. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nêu rõ, mức thuế rất thấp làm cho các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam trở thành một trong những sản phẩm rẻ nhất trên thế giới. Điều này làm cho những người trẻ tuổi dễ dàng bắt đầu hút thuốc và không tạo được quyết tâm cho những người hút thuốc hiện tại bỏ thuốc...
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam bày tỏ quan ngại khi tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở giới trẻ đang ở mức báo động. "Tình trạng này sẽ tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine, đe dọa đảo ngược những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua".
WHO khuyến nghị Việt Nam tăng thuế thuốc lá và giá thuốc lá. Đồng thời, kêu gọi Quốc hội Việt Nam cấm thuốc lá điện tử và các sản phẩm nung nóng. "Nạn dịch thuốc lá là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà cộng đồng thế giới phải đối mặt. Việt Nam sẽ không phải chiến đấu một mình trong cuộc chiến này".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết thêm, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành nước ta sau 10 năm đã giảm từ hơn 54% xuống còn gần 39%. Tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh thiếu niên cũng giảm đáng kể.
"Tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại thuốc lá vẫn còn nhiều thách thức rất lớn. Chưa ở đâu thuốc lá rẻ như ở Việt Nam, chưa ở đâu thuốc lá dễ tiếp cận như ở Việt Nam. Bên cạnh đó là sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở phụ nữ, ở giới trẻ", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, thuốc lá truyền thống gây chết từ từ nhưng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể gây hậu quả ngay lập tức, thậm chí tử vong. "Vì thế, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng nhau ngăn chặn, đẩy lùi "đại dịch" thuốc lá, trong đó có việc xem xét sửa đổi luật".
Để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030, Bộ Y tế kêu gọi: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và tăng cường hơn nữa việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tác hại thuốc lá, như: thường xuyên truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng đối với việc sử dụng thuốc lá; thực hiện tốt việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá; tiếp tục ủng hộ việc tăng thuế và giá các sản phẩm thuốc lá... để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng.
Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá.
Bộ Y tế đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sớm ban hành Nghị quyết cấm các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.