
BSCKII. Nguyễn Văn Mỹ, Phó Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Theo số liệu của Bộ Y tế, phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 nặng, nguy kịch rất thấp, do đó, khi trẻ mắc COVID-19 phụ huynh không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh để đánh giá, đưa ra quyết định cần cho trẻ nhập viện hay chăm sóc trẻ tại nhà.
Thông thường, những trẻ có nguy cơ cao khi mắc COVID-19 cần đưa vào viện theo dõi, điều trị, đó là các trẻ có bệnh lý nền về tim, phổi, chuyển hóa, máu, suy giảm miễn dịch, non tháng nhẹ cân… Tất các các trẻ có nguy cơ như vậy nên đưa vào viện để theo dõi, đặc biệt là các trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nguy cơ diễn tiến nặng sẽ cao hơn các trẻ khác.
Theo bác sĩ Mỹ, đối với các trẻ mắc COVID-19 được cách ly, điều trị tại nhà, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sốt và dùng thuốc hạ sốt. Sốt là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ, là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại bệnh tật, để ức chế sự phát triển của virus và vi khuẩn nói chung. Tuy nhiên, khi nhiệt độ trẻ cao, từ 38,5 độ trở lên, phụ huynh cần bắt đầu sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Thông thường, sẽ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng từ 10 đến 15mg/1 kg cân nặng, liều dùng cách nhau từ 5 đến 6 tiếng. Paracetamol có 2 cách dùng, đường uống và đường nhét hậu môn. Khi trẻ quấy khóc, nôn ói, không uống được thuốc hạ sốt bằng đường uống thì sử dụng thuốc Paracetamol nhét bằng đường hậu môn.
Bên cạnh thuốc hạ sốt, phụ huynh có thể lau mặt, nách, bẹn cho trẻ bằng nước ấm. Nếu dùng 2 đến 3 liều Paracetamol mà trẻ vẫn không hạ sốt thì có thể dùng xen Ibuprofen với liều lượng từ 5 - 10mg, liều dùng cách nhau từ 5 - 6 tiếng.
Mặt khác, với trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi, não, nguy cơ co giật cao, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, nguy cơ trẻ sốt cao co giật rất cao, phụ huynh có thể dùng thuốc hạ sốt sớm hơn, khi trẻ sốt khoảng 38,5 độ là có thể dùng thuốc cho trẻ.
"Khi trẻ sốt cao co giật, phụ huynh cần bình tĩnh, để trẻ thông thoáng, không cần ôm trẻ lại, không cần đè lưỡi, chỉ cần để trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, yên tĩnh, tránh gió, lau mát để trẻ bình tĩnh. Nếu sau 5 - 10 phút trẻ hết co giật chúng ta mới đưa trẻ vào viện kiểm tra thêm. Sốt cao co giật là triệu chứng thường xuyên gặp ở trẻ, tuy nhiên có một số bệnh trẻ co giật không phải do sốt cao, một số bệnh lý về tim, bệnh não, do đó, phụ huynh cần biết để xử lý, tốt nhất phụ huynh cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn thêm" - bác sĩ Mỹ cho hay.
Điều quan trọng khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 tại nhà là theo dõi nhiệt độ cho trẻ, trước khi kẹp nhiệt độ cho trẻ phải lau mồ hôi ở nách, kẹp trong khoảng 5 phút sẽ có nhiệt độ chính xác. Bên cạnh việc theo dõi nhiệt độ, chúng ta cần theo dõi chỉ số SpO2. Chỉ số trên 96% là bình thường. Tuy nhiên, với trẻ kẹp có chỉ số từ 95 - 96%, chúng ta cần bình tĩnh kẹp lại lần 2, vì đôi khi do trẻ kích thích làm thay đổi chỉ số. Với trẻ dưới 96% cần theo dõi sát và báo ngay cho cán bộ y tế gần nhất vì đây là chỉ số quan trọng để theo dõi sức khỏe của bé", bác sĩ Mỹ chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Mỹ, một vấn đề nữa cần quan tâm đó là trẻ có thể mắc hội chứng MIS-C (viêm đa hệ thống cơ quan) sau khi khỏi COVID-19. Đây là biến chứng tương đối nặng và xuất hiện khá muộn từ 2 đến 6 tuần sau khi trẻ mắc COVID-19. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, nguy cơ trẻ tử vong rất cao. Hiện nay cả nước, đã có 1 số ca đang điều trị bệnh này và có 1 số ca đã tử vong.
"Khi mắc COVID-19, trẻ trải qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khỏi bệnh, toàn phát và lui bệnh. Giai đoạn lui bệnh là giai đoạn rất quan trọng. Vấn đề dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe rất quan trọng. Với trẻ em cần theo dõi thêm từ 2 - 6 tuần sau khi trẻ khỏi bệnh để xem trẻ có mắc hội chứng viêm đa hệ thống cơ quan hay không nhằm kịp thời đưa trẻ vào bệnh viện chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý đến các triệu chứng nghi ngờ như sốt kéo dài, phát ban, khó thở, niêm mạc da, môi bất thường. Nếu trẻ sốt trên 5 ngày cần đưa trẻ nhập viện ngay" - bác sĩ Mỹ nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Đó là Phòng khám đa khoa An Đông tại số 360 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Khối chửa của bệnh nhân to tương đương thai 12 tuần, dính chặt vào đại tràng và thành bụng gây khó khăn, thách thức cho quá trình can thiệp phẫu thuật.
VTV.vn - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.