Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19". Theo hướng dẫn này, có 3 tiêu chí lâm sàng để trẻ em mắc COVID-19 được chăm sóc tại nhà:
- Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Bên cạnh đó, phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Các vật dụng, thuốc cần thiết để chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Về vật dụng gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5 - 7 ngày). Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5 - 7 ngày. Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5 - 7 ngày. Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 1 - 2 tuần).
Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-1 tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ, nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.
Đeo khẩu trang: trẻ em mắc COVID-19 (với trẻ ≥ 2 tuổi), người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi.
Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được.
Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19
Đối với trẻ dưới 5 tuổi
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
- Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...
- Tím tái.
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2).
- Nôn mọi thứ.
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
- Cảm giác khó thở.
- Ho thành cơn không dứt.
- Không ăn/uống được.
- Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Nôn mọi thứ.
- Đau tức ngực.
- Tiêu chảy.
- Trẻ mệt, không chịu chơi.
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2).
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...
Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu. Các gia đình có trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà cần có điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác syĩ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh...) để liên lạc, xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.