Hiện đã có bằng chứng xác nhận rằng một người nhiễm HIV, được điều trị bằng thuốc kháng virus và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục rất thấp từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virus không phát hiện được cũng được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng: một người nhiễm HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho người sống chung với HIV và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Đồng thời nó giúp giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị.
Tuyên bố trên do Cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS công bố tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 9 về AIDS tại Paris tháng 7 năm 2017. Theo công bố, "một mức tải lượng virus HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền".
Công bố trên được Tiến sĩ Julio Montaner tuyên bố trên dựa trên ba nghiên cứu khác nhau:
Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV) trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Năm 2011, khi đánh giá sơ bộ cho thấy khi nhóm điều trị ARV có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV qua bạn tình tới 96%. Đây cũng là cơ sở khoa học cho hướng dẫn "điều trị là dự phòng (TasP)". Tại báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế liên tục – tức dưới 200 bản sao/ml máu".
Nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 1.166 cặp dị nhiễm HIV ở 14 nước châu Âu và bắt đầu thực hiện năm 2010 ở cả các cặp quan hệ tình dục khác giới và đồng tính nam. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) khi bạn tình nhiễm có tải lượng HIV thấp hơn 200 bản sao/ml máu. Đánh giá sơ bộ năm 2016 với 1.238 cặp-năm ở những người nhiễm có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ ml và không sử dụng bao cao su; không dùng PrEP với gần 58.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su cũng cho thấy: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV trong 1.238 cặp-năm".
Nghiên cứu thứ ba được thực hiện trên 358 cặp dị nhiễm HIV ở Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2012 trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2016, khi đánh giá sơ bộ với 591 cặp-năm và tổng số 16.889 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình nhiễm HIV có tải lượng HIV thấp hơn 200 bản sao/ml và gần 12.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình âm tính không dùng PrEP cũng cho thấy: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml và không dùng bao cao su hay PrEP". "...Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính.".
Tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện ở đây được định nghĩa là nhỏ hơn 200 bản sao/ml máu. Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) kết luận: Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên CDC cũng nhấn mạnh: "Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Tải lượng HIV được ức chế liên tục và đáng tin cậy đòi hỏi phải người bệnh phải được sử dụng loại thuốc phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng".
Một điều cũng đáng lưu ý là: Tải lượng virus HIV không phát hiện được chỉ ngăn ngừa lây truyền HIV sang các bạn tình chứ không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai… trong khi bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và ngăn ngừa việc có thai. Do vậy, CDC cũng khuyến cáo: Việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV có thể khác nhau tùy thuộc vào hành vi quan hệ tình dục, hoàn cảnh và các mối quan hệ của một người. Ví dụ, nếu có ai đó quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc trong mối quan hệ không phải là một vợ một chồng, họ có thể cân nhắc sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì ức chế tải lượng virus.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là: Không phát hiện = Không lây truyền" chỉ có ý nghĩa dự phòng với lây truyền HIV qua đường tình dục. Thông điệp này không áp dụng với lây truyền HIV qua dùng chung kim tiêm khi tiêm chích. Do vậy ngay cả người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế vẫn phải sử dụng bơm kim tiêm sạch và không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bộ Y tế khuyến cáo đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải... sau mưa bão theo hướng dẫn của Cục Quản lý môi trường Y tế. Nội dung cụ thể như sau:
VTV.vn - Một nam bệnh nhân 42 tuổi điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đột ngột ngừng tim, các bác sĩ đã hồi sức tim phổi suốt 45 giờ để cứu bệnh nhân.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
VTV.vn - Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp, trong đó đứng hàng đầu là do sỏi mật và nghiện rượu, bia.
VTV.vn - Sử dụng rượu ngâm hạt na để ủ chấy, hai mẹ con bị bỏng kết giác mạc độ 1 và phải vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) để điều trị.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp triển khai sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại tích hợp trên ứng dụng VneID.
VTV.vn - Tính đến ngày 31/8, ngành Y tế đã khám sức khoẻ và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ 19,5%.
VTV.vn - Bệnh nhân N. 27 tuổi, trú tại Tây Ninh, đột ngột xuất hiện tình trạng đau bụng nhiều, buồn nôn và khó thở, bụng chướng.
VTV.vn - Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vì ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy - Paraquat có dấu hiệu tăng.
VTV.vn - Cô gái khoảng 20 tuổi đang đi trên đường tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) thì bất ngờ bị lũ cát đỏ cuốn trôi làm ngất xỉu, được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
VTV.vn - Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe làn da, với sự cân bằng hệ vi sinh vật giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
VTv.vn - Sức đề kháng là “tấm áo giáp” bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Chủ động tăng sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ vượt qua các thời điểm giao mùa.
VTV.vn - Sáng 5/9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có cập nhật về tình hình sức khoẻ 11 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đang được theo dõi tại viện.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị thành công cho một bệnh nhân bị tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên.