Cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM, chỉ định mổ đục thủy tinh thể chủ yếu dựa vào mức độ giảm thị lực. Nhưng cần xác định rõ ràng đục thể thủy tinh là nguyên nhân chính gây giảm thị lực chứ không phải là những yếu tố bệnh lý khác. Khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ phải luôn cân nhắc có sự tương xứng hay không giữa tính chất và mức độ đục thể thủy tinh với mức độ giảm thị lực.
Nhìn chung, khi thị lực kém hơn 4/10 sẽ được xem xét để chỉ định phẫu thuật. Cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác như tuổi của người bệnh, các bệnh khác đi kèm ở mắt cũng như toàn thân, tính chất công việc, điều kiện sống, nhu cầu dùng mắt hàng ngày… để quyết định tiến hành phẫu thuật sớm hay trì hoãn can thiệp phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Một bệnh nhân trước khi phẫu thuật, ngoài việc được thăm khám về chuyên khoa mắt kỹ càng, còn được truy tìm bệnh toàn thân. Điều này rất cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, ngăn ngừa các biến chứng cũng như điều trị dự phòng:
- Tại mắt chúng ta sẽ đi tìm những bệnh có liên quan đến tuổi tác như thoái hóa hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị, bệnh tăng glaucoma…
- Trên toàn thân cần phát hiện các bệnh nội khoa như: tăng huyết áp, tiểu đường, các ổ viêm nhiễm.
Đây là loại phẫu thuật can thiệp tối thiểu, gần như không chảy máu, rất ít hoặc không đau đớn. Một số bệnh nhân đặc biệt như bệnh nhân tâm thần hoặc rung giật nhãn cầu có thể cần gây mê để phẫu thuật, còn lại là gây tê tại chỗ, xuất viện trong ngày.
Bệnh nhân nên tắm gội sạch sẽ, đầu tóc nên cắt gọn gang hoặc nếu có búi tóc thì nên tháo búi tóc và được bao lại gọn gàng trong nón giấy được dùng trong phòng mổ. Trước mổ không nên ăn vì có thể gây trào ngược thức ăn vào phổi trong khi phẫu thuật.
Một giờ trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử, thuốc tê, thuốc sát trùng. Nếu có các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn thì nên dùng các thuốc toàn thân như bình thường. Bên cạnh đó vẫn, sẽ có các bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi cho bạn trong suốt quá trình phẫu thuật.
Sau khi gây tê thì gần như bạn không có cảm giác đau, tuy nhiên chỉ có một vấn đề khó chịu nhỏ là cứ phải nhìn thẳng vào ánh đèn khá chói của máy sinh hiển vi. Bạn nên tuân thủ chính xác các yêu cầu của phẫu thuật viên về tư thế đầu, tư thế mắt.
Khâu chuẩn bị khá công phu và căng thẳng như vậy thế nhưng thời gian phẫu thuật trung bình chỉ là 10 - 15 phút, khá nhanh chóng và êm ái.
Nếu không có các bệnh tại mắt khác thì có khoảng 95% bệnh nhân thu được thị lực trên 5/10. Ngoài việc thị lực được cải thiện, còn có những lợi ích đáng kể khác cho bệnh nhân: cải thiện khả năng nhận biết màu sắc, đô sắc nét, tăng khả năng lao động, di chuyển và lái xe… Đa phần các biến chứng thường nhẹ và kiểm soát được. Biến chứng muộn đục bao sau gây giảm thị lực một thời gian sau mổ, đã được giải quyết bằng laser YAG dần dần đã trở thành phổ biến đã giúp phục hồi thị lực như ban đầu sau mổ.
Chăm sóc sau mổ
Khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân thường xuất viện sớm, khi về nhà bạn có thể thấy mình có những biến đổi và khó chịu sau đây: mi mắt bị bầm do chích thuốc tê, xuất huyết nhẹ trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục…
Những vấn đề trên, với các thuốc mà bạn đã được bệnh viện cấp về sử dụng thường sẽ biến mất trong vòng 3 - 7ngày. Mi mắt bị bầm do tiêm thuốc tê cũng sẽ đỡ dần theo thời gian, thường khoảng từ 15-30 ngày; trường hợp nếu bệnh nhân không an tâm có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có thể can thiệp thêm thuốc uống sẽ nhanh khỏi hơn. Các cảm giác như chảy nước mắt, cộm mắt, đỏ mắt nhẹ có thể tồn tại đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật. Những hiếm gặp như: đau nhức mắt nhiều, nhìn mờ hẳn, mắt đỏ nhiều, có chớp sáng… bệnh nhân nên quay lại bệnh viện ngay để bác sĩ có thể khám và can thiệp.
Các sinh hoạt thường ngày sau phẫu thuật
Trong vài ngày đầu đừng để xà phòng vào mắt, vì vậy không nên gội đầu ngay. Có thể tắm phần dưới cổ sau một ngày, tắm toàn thân trong bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen sau một tuần. Trên 2 tuần mới có thể tắm gội bình thường mà không sợ nước văng vào mắt.
Ăn uống như bình thường, tuy vậy nên kiêng các đồ ăn quá cứng phải nhai mạnh và nhiều. Không day dụi hoặc gãi mắt quá mức trong một tháng. Tránh chơi giỡn với trẻ em vì có thể vô ý quơ tay trúng vào mắt đã phẫu thuật gây hậu quả nghiêm trọng. Ban ngày có thể đeo kính râm, vừa làm êm dịu mắt, vừa tránh nhiễm bẩn cho mắt.
Không mang vác nặng hay cúi đầu nhiều, có thể xem tivi như thường lệ. Trang điểm, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, lái xe ô tô và quay về công việc như thường sau một tháng.
Lưu ý: ngày giờ tái khám đã được ghi rất kỹ trên giấy ra viện. Bệnh nhân cần đọc kỹ giấy ra viện để đi tái khám đúng thời gian quy định. Thời gian tái khám thường khoảng 1 tuần sau mổ ( đây là gian đoạn hết sức quan trọng, nên bệnh nhân cần tuân thủ triệt để, quay lại tái khám đúng thời gian quy định). Sau khi tái khám lần đầu, tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ cho thêm toa thuốc và dặn thời gian phải quay lại tái khám sau đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.