Trong bài viết với tựa đề "Ảnh hướng tới sức khỏe của đồ uống có đường" của Ủy ban Y tế công cộng Boston (BHPC), Hoa Kỳ có câu mở đầu: "Đường có thể ngọt, nhưng ảnh hưởng sức khỏe của tiêu thụ đường thì không ngọt ngào như vậy". Bài viết đã chỉ ra rằng: sử dụng đồ uống có đường không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sâu răng, bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp 2, béo phì, gout và rối loạn chuyển hóa.
Các rối loạn chuyển hóa ở đây bao gồm có huyết áp cao, giảm cholesterol "tốt", gây tích trữ mỡ thừa cơ thể… Bên cạnh đó, những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhiều hơn, có mối liên quan trực tiếp giữa ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường còn đặc biệt ảnh hưởng xấu đến cơ thể phụ nữ.
Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy: những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8 kg. Những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc đái tháo đường so với những phụ nữ uống ít hơn 1 lon nước ngọt/ngày.
Theo nghiên cứu năm 2018 (công bố trên NCBI), mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường đã giảm trong 15 năm qua, nhưng tiêu thụ nước giải khát có đường vẫn còn ở mức cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các tác giả đã phân tích và tổng hợp các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về ảnh hưởng của đồ uống có đường tới sức khỏe của trẻ em kết luận: tác dụng tiêu cực của đồ uống có đường tới sức khoẻ trẻ em như gây ra thừa cân/béo phì, kháng insulin - nội tiết tố quan trọng trong chuyển đường, sâu răng...
Theo số liệu từ Bộ Công Thương và tổ chức Euromonitor International, hiện mỗi năm, người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt, tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua. Loại đồ uống có đường được tiêu thụ phổ biến nhất là trà uống sẵn, nước ngọt có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực, cuối cùng là nước ép trái cây.
Dự báo năm 2018, mức tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam sẽ đạt hơn 5 tỷ lít, đến năm 2025 sẽ lên 11 tỷ lít. Tiêu thụ và sản xuất đường tại nước ta cũng tăng đều hàng năm 30 - 40%. Trung bình một người Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 46,5 gam đường tự do mỗi ngày, gần tới mức giới hạn tối đa 50 gam và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ WHO khuyến cáo.
Như vậy, cần phòng chống những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể từ việc tiêu thụ đường trong các sản phẩm thực phẩm, đồ uống có đường, bắt đầu từ việc hạn chế dần sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 46/2017/Ttg quy định rõ: không bán nước ngọt có ga trong hệ thống căng - tin các trường học. Thực hiện đúng chỉ thị này sẽ làm giảm sự tiếp cận của trẻ em đối với nước ngọt, nếu kết hợp với giáo dục dinh dưỡng có thể góp phần hình thành thói quen với uống nước khoa học và lành mạnh cho trẻ em. Ngay cả với sữa, trẻ em cũng nên sử dụng sữa không đường, các loại sữa có đường kể cả sữa tươi có đường đều chứa một hàm lượng đường đáng kể không cần thiết cho nhu cầu của trẻ em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ được thành phố Hà Nội triển khai trong 2 ngày 1 - 2/12, uống vét ngày 3 - 4/12.
VTV.vn - Thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm tại các nước đang phát triển, có thể dẫn đến mù lòa, đặc biệt là quáng gà và bệnh khô mắt ở trẻ em.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Kết quả kiểm tra, toàn bộ thực phẩm trong tiệm bánh mì nghi gây ngộ độc tại TP Vũng Tàu đều nhiễm khuẩn, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) thường xuyên tiếp nhận người bệnh bị viêm tụy cấp sau khi uống rượu.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhân 85 tuổi, có vết thương bàn chân trái (khoảng 4-5 ngày trước) sưng tấy nhiều, chảy dịch màu vàng.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong nghi do sởi.
VTV.vn - Nội soi thu nhỏ dạ dày giảm béo hiện là phương pháp điều trị béo phì hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại vóc dáng và kiểm soát các bệnh liên quan đến béo phì.
VTV.vn - Bé trai 8 tuổi (Ninh Hòa, Khánh Hòa) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng, thể xuất huyết kèm suy đa cơ quan.
VTV.vn - Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy, toàn bộ 16 mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu tử vong tại Cao Bằng đều âm tính.
VTV.vn Liên quan đến vụ gần 400 người ở TP Vũng Tàu bị nghi ngộ độc thực phẩm, hiện vẫn còn nhiều người đang điều trị tại bệnh viện. Các y, bác sĩ vẫn đang nỗ lực cứu chữa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công ca bóc tách động mạch chủ cho nam bệnh nhân 51 tuổi.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh vừa có cảnh báo về tình trạng trẻ bị xuất huyết trước võng mạc do tia laser.
VTV.vn - Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 7 nghìn người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có hơn 6,5 nghìn trường hợp đã được quản lý, đưa vào điều trị.