Gia đình 4 người thì 3 người bị bệnh hiểm nghèo
Khi chúng tôi về thăm gia đình chị Phạm Thị Lý (xã Krông Htok, huyện Chư Sê) đã thấy bóng những đứa con "ngờ nghệch" nhặt những hạt đất trong sân để ăn. Từ trong nhà, một người phụ nữ gầy gò bước ra mời chúng tôi vào nhà.
Tâm sự về gia cảnh, chị Lý tâm sự, năm 1990 chị đã đem lòng thương anh nông dân nghèo Phạm Văn Lăng. Cuộc sống yên ả trôi qua cho đến năm 1993 khi chị sinh cháu Thanh. "Khi cháu mới ra làn da đỏ lên, lớn dần thêm vài năm thì chân tay cháu bắt đầu teo lại, da căng ra và hiện tượng xuất huyết, khô rát khiến cháu khóc cả đêm…", chị Lý nhớ lại.
Người mẹ bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối, 2 người con bị teo chân tay, trong đó có cháu bị bệnh đao
"Khi cháu Thanh sinh ra bị như vậy, gia đình đã bán hết của cải để đưa cháu đi khám, nhưng đều không khỏi. Cuộc sống cháu là chuỗi những ngày đau đớn khi da khô, căng ra, rồi xuất huyết. Người làm mẹ tôi chỉ muốn gánh nỗi đau thay cháu. Trong một lần co giật, xuất huyết thì cháu đã mất năm 2005…", chị Lý tâm sự.
"Oan nghiệt", khi hai đứa con tiếp theo của chị là cháu Nguyễn Thị Nhung (2003); Phạm Ngọc Thắng (2005) cũng đều bị tương tự như người chị Thanh của mình. Khi sinh ra hai chị em Nhung và Thắng đều bị khô da và xuất huyết. Đặc biệt, Nhung còn thêm triệu chứng down, không nói được nên càng khốn khổ hơn cho gia đình. Sau này, chị mới biết những đứa con của mình bị nhiễm chất độc màu da cam.
Chị sinh 3 người con thì đều bị nhiễm chất độc màu da cam, trong đó 1 cháu đã mất...những cháu còn lại không biết đến bao giờ...!
Mất ngủ, lao lực, "trắng đêm" chăm con, chị Lý ngày càng gầy gò, ốm yếu. Mới đây, chị lại phát hiện mình bị suy thận suy thận mãn tính (giai đoạn cuối), liên tục là những con đau giày xéo người mẹ khốn khổ này. Nhưng điều mà chị sợ nhất là sẽ chứng kiến cảnh những đứa con mình sẽ ra đi, "kẻ đầu bạc, tiễn người đầu xanh…".
"Thanh mất đi là một sự mất mát lớn chưa nguôi trong tôi. Giờ đây, Nhung và Thắng mà có mệnh hệ gì thì tôi cũng đi theo chúng nó luôn. Nhà không có tài sản gì, mỗi tháng thêm 4 triệu tiền chạy thận cho tôi và 2 triệu tiền thuốc cho các con. Tất cả đều đề lên đôi vai chồng tôi cả…! Nhiều lúc tôi cũng nghĩ đến việc kết thúc đời mình, nhưng nghĩ lại các con bệnh và người chồng "làm ngày, làm đêm" để có tiền chữa bệnh cho 3 mẹ con nên tôi cố gắng sống chăm con để anh yên tâm đi làm…", chị Lý bộc bạch.
"Mơ khỏi bệnh để…đi học"
Cả hai chị em Nhung và Thắng đều không được đi học, hàng ngày hai em thường lủi thủi như con thú hoang trong ngôi nhà. Đêm đêm, khi da căng, xuất huyết khiến cho hai em phải chịu những cơn đau "xé thịt". Lúc đó, chị Lý cùng chồng ôm đứa con trong "vô vọng", cuộc sống gia đình khốn khố cứ thế trôi qua.
Cháu Phạm Ngọc Thắng (2005) nói: "Từ nhỏ đến giờ, da cháu bị căng ra rồi những dấu chấm đỏ nổi lên như bị xuất huyết khiến đêm nào cháu cũng ôm mẹ khóc. Nhưng chị Nhung còn bị bệnh đao và chịu cơn đau nhiều hơn nên cháu cũng không dám kêu lớn để mẹ còn chăm cho chị Nhung. Cháu có ước mong sẽ khỏi bệnh để đi học như các bạn, rồi những bạn quanh xóm cũng sẽ chơi với cháu…".
Người chị đã ra đi, giờ đây người con "ngờ nghệch" suốt ngày bốc đất bỏ vào miệng ăn...lên cơn là đánh lại người mẹ bị suy thận
Trong ngôi nhà cuối làng U (xã Kông Htok), 4 con người ấy vẫn đang từng ngày vượt lên hoàn cảnh. Hàng ngày, để có tiền nuôi 2 đứa con tật nguyền và tiền chạy thận cho vợ, anh Lăng đã phải nhận đi làm thuê cho người ta. Tối anh lại đi "trắng đêm" đi tưới cà phê mong có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và chữa bệnh cho vợ và 2 con. Vì vậy mà, thân hình anh Lăng giờ đây đã gầy gò, đôi mắt thâm quầng vì những đêm mất ngủ.
Một mình người chồng "khốn khổ" làm ngày đêm để kiếm tiền chạy thận cho vợ và nuôi 2 đứa con khuyết tật
Ông Nguyễn Xuân Thủy (Hội nạn nhân chất độc Da cam huyện Chư Sê) cho hay: "Thấy hoàn cảnh gia đình anh chị Lý khốn khổ, trong nhà không có cái gì làm kế sinh nhai nên hội đã vận động mua cho anh chị cặp bò. Được biết, mỗi tuần gia đình phải dành ra 4 triệu đưa vợ đi chạy thận và 2 triệu để mua thuốc cho 2 đứa con nên giờ đây anh Lăng cũng không thể kham nổi…Thông qua quý báo, tôi mong muốn các nhà hảo tâm có thể san sẻ những tấm lòng vài nhằm giúp đỡ gia đình anh chị. Dù chỉ là những lời động viên những sẽ ấm lòng đối với gia đình khốn khổ này…".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!