Các bố mẹ có con mắc bệnh tim bẩm sinh (TBS) hẳn là đã không ít lần lo lắng khi con gặp biến chứng, đặc biệt là biến chứng sau phẫu thuật. Những biến chứng này ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hồi phục của trẻ. Điều bố mẹ cần lưu ý không chỉ là làm gì khi con có biến chứng mà còn là làm gì để hạn chế được biến chứng cho con.
PGS. TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ:
Sau phẫu thuật, bệnh nhi TBS thường gặp những biến chứng sang chấn lớn về thể chất và tinh thần. Với trẻ nhỏ thì sang chấn tâm lý ít hơn, sang chấn thể chất nhiều hơn người lớn, rất khó khuyên bảo cháu ăn gì, vận động thế nào. Khi về nhà, bố mẹ và người thân phải theo dõi kỹ chế độ chăm sóc: ăn uống, vệ sinh thân thể để giữ gìn kết quả phẫu thuật, tránh nguy cơ biến chứng.
Những biến chứng thường gặp của bệnh TBS: Nhiễm trùng, chậm liền vết mổ, chậm liền xương ức, rối loạn tim phổi.
Phẫu thuật tim là một biện pháp điều trị nhưng không phải phẫu thuật xong là bình thường. 50% trẻ có khỏe lên không là nhờ vào sự chăm sóc của gia đình. Sau khi đã xử lý được biến chứng, có những biến chứng như viêm phổi, suy tim, hết rồi có thể có đợt mới thì là đợt biến chứng mới chứ không phải biến chứng dai dẳng.
Tim bẩm sinh có nhiều dạng, không phải bệnh tim nào cũng phẫu thuật: Có trường hợp phải làm ngay, có trường hợp có thể chờ đợi, có trường lại không làm được.
Trong trường hợp bệnh nhi Tim bẩm sinh cần mổ mà không mổ, trẻ có thể gặp 1 số biến chứng thường thấy:
- Hỏng phổi (tăng áp phổi, xơ hóa, tăng áp lực đmp cố định, phổi mất chức năng) không thể chữa được nữa. Nếu điều trị thì phải chữa bệnh tim và ghép phổi hoặc ghép cả tim và phổi - rất khó khăn, cháu bé, không có nguồn tạng. Nếu đến bệnh viện sớm, mổ sớm thì tốt. Đến muộn, phổi hỏng đến ngưỡng không thể khỏi, phổi hỏng cả đời.
- Trẻ mệt, suy dinh dưỡng, thiếu oxy, ủ rũ, ngất hoặc thậm chí là tử vong, chậm lớn, áp xe não.
BS Ngô Thị Linh cho biết thêm:
Trẻ sau phẫu thuật cần lưu ý nhiều về chế độ dinh dưỡng để giúp con sớm phục hồi như:
Cần chăm sóc kỹ, nhưng phải theo nguyên tắc, theo giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Dinh dưỡng ít vì tim yếu bằng 1/2, 1/3 so với bình thường rồi tăng dần
- Sau đó: có thể tăng hơn người bình thường
- Chú ý về rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón (khi táo bón trẻ phải rặn nhiều hơn)
Các bố mẹ không nên giữ, kiêng con nhiều quá, thực phẩm không đa dạng dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hoặc bồi bổ nhiều quá, tim mới hồi phục dẫn đến việc tim không chịu được.
Đối với các bé sau phẫu thuật, can thiệp mà tăng cân nhanh hay chậm quá đều là dấu hiệu cần đến kiểm tra lại.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những biến chứng, rối loạn thường gặp ở bệnh nhi tim bẩm sinh và cách phòng tránh, xử lý khi có biến chứng, rối loạn, mời các bạn xem lại buổi livestream trên fanpage của chương trình Trái tim cho em.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!