8 liều/100 dân - Bất cập nào trong chiến lược vaccine COVID-19 tập trung của EU?

Chuyển động 24h-Thứ sáu, ngày 05/03/2021 13:03 GMT+7

VTV.vn - Tại EU, tính trung bình mới chỉ có 8 liều vaccine được phân phối trong 100 người dân, một con số được đánh giá là thấp so với tiềm lực của khối kinh tế này.

Đến lúc này, các quốc gia đang cạnh tranh nhau trong cuộc đua gồm 2 chặng liên quan tới vaccine ngừa COVID-19. Chặng 1 là cuộc chạy đua để sở hữu vaccine, chặng 2 là khi có vaccine rồi cần làm thế nào để việc tiêm phòng nhanh và hiệu quả.

Chặng đua thứ nhất cho thấy sự bất bình đẳng giữa các nước thu nhập cao và những nước đang phát triển. Nước giàu có lợi thế áp đảo các nước nghèo trong việc trả giá mua vaccine COVID-19. Chặng này có thể được ví như cuộc đua giữa thỏ và rùa, nhưng đời thực lại không giống trong chuyện ngụ ngôn. Thỏ, ngụ ý các nước giàu với sức mạnh và tiềm lực nhanh và mạnh hơn, khó có thể về đích sau rùa - những nước nghèo.

Trong chặng 2, cuộc đua của những chú thỏ cân tài cân sức hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Các thống kê từ cuối tháng 12/2020 đến ngày 4/3/2021 cho thấy, hơn 275 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới.

Sau giai đoạn khởi đầu chậm chạp, từ giữa tháng 1/2021 đến nay, các quốc gia đã đẩy mạnh tiêm chủng. Đường cong thống kê dốc đứng và nhìn chung đây là một tín hiệu đáng mừng. Bảng phân tích tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 trên 100 người dân cho thấy, Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Anh và Mỹ đang là những quốc gia dẫn đầu. Số liệu cho thấy, Israel đã tiêm số liều vaccine tương đương quy mô tổng dân số của họ. 

8 liều/100 dân - Bất cập nào trong chiến lược vaccine COVID-19 tập trung của EU? - Ảnh 1.

Israel, UAE và Bahrain là 3 trong 7 quốc gia Trung Đông có tỷ lệ tiêm chủng ấn tượng nhất thế giới hiện nay. (Ảnh: AP)

Có thể thấy, tốc độ tiêm vaccine của EU chậm hơn đáng kể so với nhóm dẫn đầu và đây là vấn đề đang gây chia rẽ gay gắt trong nội bộ khối. Anh đang nỗ lực tiêm vaccine nhanh để đưa nền kinh tế quay lại trạng thái bình thường trong mùa hè này. Mỹ lại dựa vào gói kích thích khổng lồ tiếp theo trị giá 1.900 tỷ USD. Cả hai điều này EU đều không có và có thể khiến họ bị tụt lại phía sau.

Mâu thuẫn giữa công chúng với nhà chức trách, giữa các chính phủ trong EU đã trở thành rào cản lớn trên lộ trình thực hiện chiến dịch chủng ngừa lớn nhất của khối này từ trước đến nay. Khi những bất cập trong chiến lược vaccine tập trung của EU xuất hiện, nhiều nước trong khối đã quyết định tìm thêm những lựa chọn khác.

Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain, 3 trong 7 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng ấn tượng nhất thế giới hiện nay đều đến từ Trung Đông. Giới quan sát quốc tế đã cố gắng lý giải thành công này. Trung Đông có quy mô dân số nhỏ, đây là lợi thế nhưng không phải yếu tố quyết định để có một chiến dịch tiêm chủng nhanh và hiệu quả. Chiến lược tiêm chủng của họ còn có nhiều điểm đáng tham khảo như tính đa dạng của các loại vaccine, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với nhà sản xuất vaccine, triển khai hệ thống điểm tiêm chủng rộng khắp.

Một số quốc gia châu Âu thay đổi chiến lược tiêm vaccine ngừa COVID-19 Một số quốc gia châu Âu thay đổi chiến lược tiêm vaccine ngừa COVID-19 EU bắt đầu đánh giá vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga EU bắt đầu đánh giá vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga Bất mãn với chiến lược tập trung, nhiều nước EU 'rẽ lối' để tiếp cận vaccine COVID-19 Bất mãn với chiến lược tập trung, nhiều nước EU "rẽ lối" để tiếp cận vaccine COVID-19

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước