Dự án này có sự tham gia của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - được mệnh danh là "ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương".
Mục đích của kế hoạch là liên kết hệ thống thanh toán kỹ thuật số tức thời của mỗi quốc gia, ví dụ như liên kết hệ thống thanh toán số UPI của Ấn Độ với hệ thống Paynow của Singapore.
Đây là một phần của dự án Nexus - sáng kiến nhằm tăng cường thanh toán xuyên biên giới. BIS cho biết Ấn Độ và 4 quốc gia còn lại sẽ là thành viên sáng lập của nền tảng số này, trong khi Indonesia sẽ đóng vai trò là quan sát viên đặc biệt.
Ước tính chỉ với 5 nước đầu tiên tham gia, Nexus đã có tiềm năng kết nối thị trường 1,7 tỷ người trên toàn cầu, cho phép người dùng thực hiện thanh toán xuyên biên giới ngay lập tức một cách dễ dàng và với chi phí thấp.
Các ngân hàng trung ương của Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Ấn Độ đang hợp tác để bắt đầu một nền tảng thanh toán bán lẻ xuyên biên giới ngay lập tức vào năm 2026 (Ảnh: The Star)
Ông Chia Der Jiun - Giám đốc điều hành Ngân hàng Trung ương Singapore - cho biết: "Chúng tôi dự báo các hoạt động trao đổi xuyên biên giới trong thương mại, du lịch, việc làm và giáo dục sẽ phát triển. Việc kết nối thanh toán tức thời như nền tảng Nexus sẽ hỗ trợ sự phát triển của các hoạt động này".
Có thể nói Nexus có tiềm năng trở thành dịch vụ thanh toán thế hệ mới có pham vi toàn cầu và việc tham gia dự án này mang lại nhiều lợi ích to lơn cho nền kinh tế và người dân các nước thành viên ASEAN.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!