Bài toán điện hạt nhân và những khó khăn

Thanh Thủy (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 28/11/2016 19:03 GMT+7

VTV.vn - Rất nhiều nước phát triển như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ đang có những bài toán điện hạt nhân của riêng họ.

Riêng ở Thụy Sỹ hiện nay, điện hạt nhân chiếm tới 1/3 nguồn điện cung cấp cho cả nước. Chính phủ Thụy Sỹ cho rằng việc ngừng ngay các nhà máy này có thể dẫn tới tình trạng giá điện tăng vọt hay thậm chí mất điện trên diện rộng. Nhưng nhìn xa hơn, với tỷ lệ người dân Thụy Sỹ tri ủng hộ việc đóng cửa ngay lập tức các nhà máy điện hạt nhân khá cao (45,7%) , quốc gia này cũng cần tính kĩ hơn về kế hoạch hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân. Trên thực tế, không chỉ Thụy Sỹ, rất nhiều nước phát triển khác như Đức, Bỉ cũng đang có những bài toán điện hạt nhân của riêng họ.

Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu, có 8 lò phản ứng hạt nhân vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên, nước này đã quyết định loại bỏ điện hạt nhân vào năm 2022 sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản.

Theo kế hoạch chuyển đổi năng lượng, Đức đang thúc đẩy nguồn năng lượng sạch nhằm đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng vào năm 2050.

Italy từng có kế hoạch tái khởi động chương trình năng lượng hạt nhân năm 2009, song đã quyết định dừng chương trình này sau thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, 90% người dân Italy đã phản đối việc phát triển điện hạt nhân.

Bỉ cũng có kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ loại bỏ năng lượng hạt nhân. Các nhà chức trách nước này đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân sau khi xảy ra những sự cố bất thường ở một số lò phản ứng hạt nhân.

Tuy nhiên nhiều nước cho biết vẫn tiếp tục duy trì điện hạt nhân. Nhật Bản đã cho tạm dừng các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima nhưng vẫn có ý định cung cấp 20%-22% điện hạt nhân vào nguồn năng lượng quốc gia vào năm 2030. Hiện nay, có 2 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động với những quy định về an toàn chặt chẽ.

Một số nước như Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ muốn tiếp tục điện hạt nhân vì nhiều lý do, trong đó chỉ ra sự cần thiết phải đảm bảo nguồn năng lượng mà không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Theo những nước này, năng lượng hạt nhân là cách cần thiết để giảm khí CO2.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước