Bất cân bằng trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen

Nhật Linh (Phóng viên THVN tại LB Nga)-Thứ ba, ngày 15/11/2022 10:49 GMT+7

VTV.vn - Theo giới phân tích, động lực chính của Nga đối với Thỏa thuận ngũ cốc là khả năng giữ cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón an toàn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thỏa thuận về hành lang xuất khẩu ngũ cốc Ukraine (Sáng kiến Biển Đen) do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, dự kiến sắp hết hạn vào ngày 18/11. Theo đó cho phép mở một hành lang an toàn cho việc Ukraine xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc qua các cảng biển ở vùng chiến sự phía Nam. Tuy nhiên, ít ai biết về phần hai của thỏa thuận này cho phép Nga xuất khẩu ngũ cốc và phân bón, mà trên thực tế không hề triển khai dễ dàng.

Cuối tháng 10, Nga tuyên bố ngừng tuân thủ việc thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, sau đó đã quay lại tham gia. Nhưng bản thân thỏa thuận ban đầu có giá trị trong 120 ngày, tức là còn vài ngày nữa kết thúc thời hạn.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/7, đến nay đã xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác của Ukraine, giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nhưng đó chỉ là một phần của "Thỏa thuận trọn gói".

Theo Tin tức Izvestia, phần còn lại của thỏa thuận này là xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Thỏa thuận đầu tiên có hiệu lực 120 ngày và hết hạn vào ngày 18/11, thỏa thuận thứ hai có thời hạn ba năm. Nga mong đợi các hành động cụ thể từ LHQ để dỡ bỏ các hạn chế đối với mặt hàng xuất khẩu này và xem ngày 18/11 là "thời hạn hợp lý".

Bất cân bằng trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen - Ảnh 1.

Tờ Kommersant cho rằng, Nga quay trở lại với thỏa thuận ngũ cốc nhưng số phận của thỏa thuận này vẫn là một dấu hỏi, khi một phần nội dung về xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm và phân bón của Nga "đang được triển khai rất tệ". Mặc dù lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh không trực tiếp hạn chế xuất khẩu thực phẩm và phân bón, nhưng lại khiến các giao dịch tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên khó khăn hơn do nhà điều hành chính của Nga là Rosselkhozbank đã bị hạn chế.

Theo Bộ Nông nghiệp Nga, với vụ thu hoạch kỷ lục Nga có thể cung cấp ra nước ngoài tới 30 triệu tấn ngũ cốc vào cuối năm 2022, nhưng xuất khẩu đang bị hạn chế bởi các biện pháp trừng phạt ngầm. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo khoảng 300 nghìn tấn phân bón của Nga đang bị mắc kẹt tại các nhà kho của Latvia, Estonia, Bỉ và Hà Lan, mà không thể vận chuyển thông qua Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.

Hiện Nga yêu cầu nối lại hệ thống ngân hàng quốc tế để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, đó cũng là một trong những điều kiện để việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của nước này không bị cản trở đến các thị trường thế giới.

Theo giới phân tích, động lực chính của Nga đối với Thỏa thuận ngũ cốc là khả năng giữ cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga an toàn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây hiện nay và trong những năm tới. Và tương lai của Thỏa thuận này vẫn còn bỏ ngỏ.

Nga tham gia trở lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine Nga tham gia trở lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine

VTV.vn - Nga xác nhận tham gia trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen với Ukraine chỉ 4 ngày sau khi tuyên bố tạm ngừng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước