Biến đổi khí hậu đe dọa các nguồn cung nông sản

Anh Phương (Phóng viên THVN tại Trung Đông)-Chủ nhật, ngày 12/03/2023 06:51 GMT+7

VTV.vn - Mất mùa do biến đổi khí hậu một lần nữa đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế giới.

25% cà chua trên thị trường Anh là từ Maroc. Nhiều năm qua, Maroc vẫn xem đây là niềm vui, thực tế đầy tích cực. Vậy nhưng thời gian gần đây, Maroc đã quyết định ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với cà chua và một số nông sản sang châu Âu, trong bối cảnh tăng giá phi mã của một số nông sản trên thị trường trong nước.

Trang báo Morocco World News cho biết, không chỉ cà chua, súp lơ, dưa chuột, xà lách hay tiêu cũng đều thuộc diện cần hạn chế xuất khẩu khẩn cấp. Tình hình thời tiết bất thường, hạn hán và mua đông lạnh giá kéo dài đã khiến sản lượng sụt giảm trầm trọng.

Theo quy định trước đây, Maroc được dành 20-50% sản lượng nông sản cho xuất khẩu, nhưng năm nay, nếu vẫn giữ tỉ lệ như vậy thì thị trường trong nước sẽ chẳng còn mấy. Tình hình có cải thiện trong ít ngày gần đây, nhưng sự căng thẳng được cho chưa chấm dứt.

Biến đổi khí hậu đe dọa các nguồn cung nông sản - Ảnh 1.

Một số nhà đầu tư tại Maroc cho biết, họ đã phải bỏ không ít tiền của để xây dựng các dây chuyền xử lý nông sản cho đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU hay Anh, nhưng nay bỗng nhiên phải đắp chiếu. Lệnh hạn chế xuất khẩu càng kéo dài, thiệt hại sẽ càng lớn.

Báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) cho biết, trong khi nguồn cung nông sản từ Maroc mất mùa, thì tại Nam Âu, các nhà nông lại gặp khó bởi tình trạng giá năng lượng tăng cao, khiến nguồn cung nông sản cho châu Âu càng căng thẳng.

Thị trường nông sản thời gian qua chịu biến động với tần suất ngày càng tăng vì biến đổi khí hậu. Trước Maroc, Ấn Độ cũng phải hạn chế xuất khẩu gạo vì hạn hán. Trước đó, giá xoài cũng tăng cao vì thời tiết nắng nóng bất thường.

Giới chuyên gia tại Maroc giờ đây kêu gọi ngành nông nghiệp cần khẩn trương thay đổi phương thức để tồn tại. Không thể chần chừ hơn nữa chuyển sang một nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ thay đổi giống cây trồng để chịu hạn, chịu sự khắc nghiệt của thời tiết tốt hơn cho tới cải thiện hệ thống tưới tiêu. Như ở Maroc, nông nghiệp đang chiếm tới 87% nguồn nước sạch của quốc gia.

Thế giới ghi nhận những kỷ lục mới đáng lo ngại về hậu quả của biến đổi khí hậu Thế giới ghi nhận những kỷ lục mới đáng lo ngại về hậu quả của biến đổi khí hậu

VTV.vn - 850 triệu người trên thế giới vừa trải qua năm nóng nhất trong lịch sử. Trong khi đó, tại Pakistan, lượng mưa trong những tháng hè cao gấp 3 lần mức trung bình nhiều năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước