Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì vai trò động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đóng góp 60% vào tăng trưởng kinh tế thế giới. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực này lên 4,6% cho năm 2024 và 4,4% cho năm sau, bất chấp các điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn.
Trong buổi họp báo ngày 24/10 về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IMF nhận định khu vực này tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của thế giới. Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của IMF, Krishna Srinivasan, cho biết khu vực đóng góp tới 60% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á lên 4,6% trong năm nay và 4,4% cho năm sau, nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh.
Tăng trưởng tại Ấn Độ và Trung Quốc được đánh giá là vững chắc dù có thể chậm lại đôi chút vào năm 2025. Các thị trường mới nổi ngoài hai quốc gia này cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và đồng đều. Về lạm phát, IMF ghi nhận châu Á đã kiểm soát tốt hơn so với các khu vực khác, mở ra khả năng cắt giảm lãi suất cho nhiều ngân hàng Trung ương trong khu vực. Tuy nhiên, thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là khi nhu cầu toàn cầu yếu đi, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Gia tăng nghèo đói ở châu Á - Thái Bình Dương VTV.vn- Hơn 260 triệu người dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể rơi vào cảnh nghèo đói trong thập kỷ tới nếu chính phủ các nước không tăng cường các chương trình bảo trợ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!