Châu Âu chuẩn bị cho chiến tranh khi xung đột Nga - Ukraine lan rộng

Quỳnh Chi (Theo Aljazeera)-Thứ năm, ngày 13/06/2024 06:06 GMT+7

(Ảnh: AFP/Getty)

VTV.vn - Hơn 3/4 quốc gia châu Âu đã chi tiêu nhiều hơn cho quân sự vào năm 2023 khi khu vực hòa bình nhất thế giới này lo ngại về khả năng cuộc chiến Nga - Ukraine lan rộng.

Ấn bản thứ 18 của Chỉ số Hòa bình toàn cầu (GPI) do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) có trụ sở tại Australia công bố hôm 11/6 cảnh báo thế giới đang "ở ngã tư đường", với số cuộc xung đột diễn ra trên toàn cầu lên tới 56 - nhiều nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

97 quốc gia có tình hình hòa bình xấu đi vào năm 2024, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi báo cáo bắt đầu được thực hiện vào năm 2008.

Các cuộc chiến tranh cũng trở nên mang tính quốc tế hơn, với 92 quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột bên ngoài biên giới của họ - nhiều nhất kể từ khi GPI bắt đầu ghi nhận tình hình hòa bình trên thế giới.

Bà Steve Killelea - nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành của Viện Kinh tế và Hòa bình - cho biết: "Trong thập kỷ qua, tiến trình hòa bình đã giảm 9/10 năm. Chúng ta đang chứng kiến ​​số lượng cuộc xung đột cao kỷ lục, tình trạng tăng cường quân sự hóa và cạnh tranh chiến lược quốc tế ngày càng gia tăng. Các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới buộc phải tăng cường nỗ lực giải quyết nhiều cuộc xung đột nhỏ trước khi chúng leo thang thành những cuộc khủng hoảng lớn hơn".

Tại châu Âu - châu lục có 7 trong số 10 quốc gia hòa bình nhất, 23 trong số 36 quốc gia trong khu vực đã trở nên kém hòa bình hơn.

Châu Âu chuẩn bị cho chiến tranh khi xung đột Nga - Ukraine lan rộng - Ảnh 1.

(Ảnh: AFP/Getty)

Thụy Điển - quốc gia trở thành thành viên mới nhất của NATO vào tháng 3 vì lo ngại xung đột với Nga - đã trải qua sự sụt giảm lớn nhất ở châu Âu, tụt tới 22 bậc, xuống vị trí thứ 39. Đây được coi là mức độ yên bình thấp nhất của nước này kể từ năm 2008.

Trên toàn cầu, 8 trong số 9 khu vực trên thế giới trở nên kém yên bình hơn. Nga và vùng Á - Âu là khu vực duy nhất có mức cải thiện trung bình trong năm qua, mặc dù tình hình hòa bình của cả Nga và Ukraine đều xấu đi.

Xung đột Nga - Ukraine đã khiến châu Âu phải đánh giá lại mức chi tiêu quân sự và khả năng sẵn sàng chiến đấu, với 30 trong số 39 quốc gia châu Âu ghi nhận sự suy giảm trong lĩnh vực này trong năm qua.

Bà Killelea nói: "Đã 80 năm kể từ khi Thế chiến II kết thúc và các cuộc khủng hoảng hiện nay nhấn mạnh sự cấp thiết về việc các nhà lãnh đạo thế giới cam kết đầu tư vào giải quyết những xung đột này".

Báo cáo cho thấy tình trạng quân sự hóa gia tăng ở 91 quốc gia, đảo ngược xu hướng của 15 năm trước - khi số lượng cuộc xung đột nhỏ ngày càng tăng làm khả năng xảy ra xung đột lớn trong tương lai cao hơn.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, 47.000 người thiệt mạng do xung đột toàn cầu. Nếu tỷ lệ tương tự tiếp tục diễn ra trong thời gian còn lại của năm nay, đây sẽ là số người thiệt mạng do xung đột cao nhất kể từ nạn diệt chủng ở Rwanda vào năm 1994.

Theo báo cáo, thiệt hại kinh tế do xung đột là rất nghiêm trọng. Thiệt hại kinh tế toàn cầu do bạo lực vào năm 2023 là 19,1 nghìn tỷ USD hay 2.380 USD tính theo đầu người, đánh dấu mức tăng 158 tỷ USD, chủ yếu là do tổn thất tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do xung đột tăng 20%.

Ukraine là một trong những quốc gia phải chịu thiệt hại kinh tế tương đối cao nhất do bạo lực vào năm 2023, tương đương 68,6% GDP.

Tổng Thư ký LHQ: Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc Tổng Thư ký LHQ: Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc

VTV.vn - Với việc Moscow và Kiev quyết tâm đạt được mục tiêu của mình bằng vũ lực, không có hy vọng về một giải pháp hòa bình trước mắt cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước