Bà Maria Zakharova - đại diện Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: TASS
Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố, Anh là một bên ký hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng bom chùm và London không khuyến khích sử dụng loại vũ khí này.
Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha thì nhấn mạnh, quyết định chuyển bom chùm cho Ukraine là của Chính phủ Mỹ, chứ không phải của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà trong đó Tây Ban Nha là một thành viên.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã lên tiếng phản đối quyết định của Washington cung cấp bom, đạn chùm cho Kiev. Bước đi này của Tổng thống Biden còn khiến đồng minh Canada bối rối. Theo các chuyên gia, động thái như vậy nhiều khả năng sẽ làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).
Bom chùm bị cấm ở hơn 100 nước. Loại bom này thường phát tán nhiều quả bom nhỏ hơn nằm bên trong, có khả năng gây sát thương ở phạm vi rộng. Những quả bom không phát nổ có thể tiềm ẩn nguy hiểm trong nhiều thập kỷ.
Trước đó, ngày 7/7, chính quyền Tổng thống Biden đã quyết định cung cấp hàng nghìn quả bom chùm cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới trị giá tới 800 triệu USD.
Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine VTV.vn - Ngày 7/7, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cung cấp hàng nghìn quả bom chùm cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới trị giá tới 800 triệu USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!