Người Đức
đang sốc khi biết rằng, họ đã tránh được một cuộc tấn công khủng bố trong gang
tấc. Ở trường hợp này, tình báo Đức đã nhận được những nguồn tin đáng tin cậy để
phá vỡ âm mưu của tên Jaber al-Bakr.
Jaber al-Bakr, người Syria, đã được nhận quy chế tị nạn tại Đức 1 năm trước, may mắn hơn hàng trăm ngàn người đang chờ đợi trong các trại tạm cư. Nhưng Jaber al-Bakr lại chọn cách tấn công quốc gia đã cưu mang mình bằng việc lên kế hoạch cho một âm mưu tấn công khủng bố.
Các nhà
chức trách nước này sẽ phải có nhiều biện pháp để trấn an người dân đang lo lắng và bực tức vì nước Đức đã mở cửa cho người nhập
cư và bây giờ đang hứng chịu hậu quả.
Trong tất cả những nước châu Âu khác, nước Đức được coi là thoáng nhất với người tị nạn.
Chính sách của Thủ tướng Angela Merkel được ca ngợi là một chính sách nhân đạo.
Bất chấp hàng loạt những sự việc xáo trộn xảy ra, với cáo buộc hướng về phía
người tị nạn như vụ quấy rối ở Cologne trong dịp giao thừa hay những vụ tấn
công đẫm máu hồi tháng 7, nước Đức vẫn bao dung và kiên trì với người tị nạn.
Theo số liệu của các nhà
nghiên cứu xã hội, khoảng 3 - 5 triệu người Đức đang hoạt động trong phong trào "Văn hóa cởi mở", tiếng Đức gọi là "Willkommenskultur". Họ
giúp người tị nạn hòa nhập với những lớp học tiếng, câu lạc bộ, hội thảo hướng
nghiệp.
Đồng thời, người Đức
còn có một ứng dụng tên là "Chào mừng tới Đức" dành riêng cho người tị
nạn mới tới, những bác sĩ nói được tiếng Saudi Arabia, trung tâm đăng ký tị nạn… Thậm chí, truyền hình Đức còn có một chương
trình TV bằng tiếng Saudi Arabia và cả chương trình hoạt hình trẻ em để giải thích điều
gì được chấp nhận tại Đức.
Dường như người tị nạn
ở Đức đang có mọi thứ họ cần để có một nền tảng mới cho hành trình
xây dựng giấc mơ châu Âu của mình và chính những người tị nạn cũng đang rất nỗ
lực để không bị đào thải.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!