Đây là nhận định của Clean Futures Fund (CFF) - một tổ chức chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ tới cơ thể sống.
Kể từ năm 2017, các nhà khoa học của CFF đã nghiên cứu loài chó ở Chernobyl. Họ gắn thiết bị theo dõi và mỗi năm 1 lần, đo mức độ phơi nhiễm phóng xạ của hàng trăm con chó nơi đây. Kết quả ban đầu cho thấy, cấu trúc gen của loài chó ở Chernobyl khác biệt so với chó ở các nơi khác trên thế giới. Các nhà khoa học phỏng đoán, phơi nhiễm phóng xạ có thể đã tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc gen này.
Mục đích của nhóm nghiên cứu là tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của môi trường phóng xạ lên cơ thể sống, qua đó đưa ra khuyến nghị trong trường hợp con người phải sống trong môi trường khắc nghiệt tương tự như thế này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!