Chống thông tin sai lệnh là lợi ích an ninh quốc gia

Đàm Linh (Theo France 24)-Thứ ba, ngày 19/03/2024 06:00 GMT+7

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: AFP)

VTV.vn - Chống thông tin sai lệch, trong đó có những nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, là một lợi ích "sống còn" đối với an ninh quốc gia và là ưu tiên ngoại giao của Mỹ.

Đây là lời khẳng định được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra ngày 18/3 tại một sự kiện ở Seoul nhân chuyến thăm Hàn Quốc.

Ông Blinken nhấn mạnh các công nghệ kỹ thuật số, trong đó có truyền thông xã hội và trí tuệ nhân tạo, đã đẩy nhanh đáng kể tốc độ và quy mô lan truyền thông tin sai lệch. Nếu như trước đây các trang mạng tuyên truyền thông tin cần người viết nội dung thì hiện nay các công cụ AI tạo sinh có thể đảm nhận việc này với chi phí rẻ hơn và tốc độ nhanh hơn trong khi nội dung khó xác minh hơn.

Ngoại trưởng Mỹ đề cập các nỗ lực của Washington nhằm đẩy lùi thông tin sai lệch, thông qua các biện pháp giúp người dân cảnh giác hơn và chống lại mọi hình thức thao túng thông tin. Theo đó, Chính phủ Mỹ khuyến khích các nền tảng truyền thông xã hội dán nhãn lưu ý các nội dung do AI sáng tạo để người dùng biết rõ hình ảnh và nội dung là thật hay là sản phẩm dàn dựng. Chính phủ tăng cường các biện pháp chặn đứng những hoạt động dùng phần mềm gián điệp để giả mạo các nhà báo, nhà hoạt động xã hội đồng thời siết chặt trừng phạt, hạn chế xuất khẩu và hạn chế thị thực đối với những sản phẩm, cá nhân và thể chế bị phát hiện sai phạm.

Chống thông tin sai lệnh là lợi ích an ninh quốc gia - Ảnh 1.

Chống thông tin sai lệnh là lợi ích an ninh quốc gia. (Ảnh: Columbia News)

Tại Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ năm 2023, 10 quốc gia đã cam kết đảm bảo phần mềm công nghệ gián điệp được triển khai phù hợp với giá trị phổ quát tự do, nhân quyền và pháp trị.

Hàng trăm trang web được hỗ trợ bởi AI bắt chước các hãng tin tức đã xuất hiện trong những tháng gần đây, làm bùng nổ các thông tin sai lệch trong lĩnh vực chính trị mà các nhà nghiên cứu nhận định thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một năm bầu cử có tỷ lệ cá cược cao nhất trên khắp thế giới.

Các chuyên gia cho rằng thông tin sai lệch được tạo tự động có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2024. Nhiều quốc gia khác, trong đó Hàn Quốc - quốc gia sắp tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 4, cũng đang rất lo ngại về vấn đề này.

Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện thông tin sai lệch Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện thông tin sai lệch

VTV.vn - Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ thúc đẩy sử dụng trí tuệ nhân tạo để đối phó với thông tin sai lệch qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước