Nắng nóng dẫn đến cháy rừng gia tăng cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở thủ đô Bogota, theo một báo cáo của Bộ Môi trường Colombia được AFP trích dẫn vào ngày 4/2.
Báo cáo cho thấy, tháng 1/2022 đã ghi nhận "giá trị điểm nóng cao nhất trong 10 năm qua" ở vùng rừng Amazon của Colombia.
Bộ Môi trường Colombia cho biết, hiện tượng trên xảy ra khi nước này trải qua một mùa ít mưa, và là do "các hoạt động của con người", trong đó nguyên nhân nghiêm trọng nhất liên quan đến nạn phá rừng.
Người phát ngôn của Bộ Môi trường Colombia nói, ít nhất 80% "điểm nóng" là do cháy rừng. Vào cuối tháng 1/2022, Bộ này đã xác định hơn 3.300 "điểm nóng" trong 6 khu vực cấu thành rừng Amazon của Colombia, bao gồm 1.300 điểm ở riêng khu vực Guaviare.
Tình trạng chặt phá, đốt cây rừng lấy đất diễn ra phổ biến ở Colombia. (Ảnh: Reuters)
Nông dân và chủ đất lợi dụng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 để đốt hoặc chặt cây lấy đất, sau đó trồng cây coca trên đất rừng, hoặc làm bãi chăn thả gia súc ăn cỏ.
Vườn quốc gia Serrania del Chiribiquete, được đưa vào danh sách là Di sản Thế giới của UNESCO, đang bị đe dọa đặc biệt, cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Nukak, một lãnh thổ rừng rậm rộng lớn là nơi sinh sống của những người bản địa du mục cuối cùng của Colombia.
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển bền vững (FCDS) đã ghi nhận ít nhất 938 vụ cháy rừng, con số cao nhất hàng tháng kể từ năm 2012.
Colombia báo động đỏ vì cháy rừng VTV.vn - Chính phủ Colombia vừa phải ban bố tình trạng báo động đỏ trong bối cảnh các vụ cháy rừng vì hạn hán lan rộng trên cả nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!