Trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) công bố ngày 26/12, các chuyên gia nhận định đến năm 2032, Trung Quốc sẽ "soán" vị trí đứng đầu của Mỹ hiện nay trong danh sách này và ba trong bốn nền kinh tế đứng đầu thế giới thời điểm đó sẽ là các nước châu Á. Ngoài Trung Quốc, còn có sự góp mặt của Ấn Độ và Nhật Bản. Indonesiavà Hàn Quốc dự kiến cũng sẽ đứng trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cùng thời gian đó.
Báo cáo của CEBR còn nói rằng việc dân số Australia gia tăng với lực đẩy là nguồn lao động nhập cư có tay nghề được coi là yếu tố giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới trong thập kỷ tới, tăng 2 bậc so với vị trí thứ 13 hiện thời. Việc lao động nhập cư có tay nghề đang hướng đến Australia sẽ góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng của kinh tế nước, trong bối cảnh "xứ sở Chuột túi" sẽ ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hơn và hướng tới công nghệ và những lĩnh vực phát triển mới trên toàn cầu.
Các số liệu thống kê chính thức của Australia cho biết trong hai năm 2015-2016, đã có hơn 120.000 người có tay nghề được cấp thị thực lao động ở nước này và là những đối tượng sẽ được cấp thị thực cư trú lâu dài. Triển vọng nền kinh tế Australia trong năm 2018 được dự báo khá tích cực, trong đó khu vực kinh doanh đang "vận hành tốt" và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tăng từ khoảng 2% lên gần 3%.
Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa Sự gia tăng dân số cùng với quá trình đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề trên đang là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!