COVID-19 và rác thải nhựa: Cuộc chiến “chồng” cuộc chiến ở Thái Lan

Trang Phan (Theo Reuters, Channel News Asia)-Thứ năm, ngày 21/05/2020 17:42 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng rác thải nhựa tăng vọt trong đại dịch COVID-19 đang đe dọa nỗ lực chống rác thải nhựa ở Thái Lan.

Thái Lan bắt đầu một năm 2020 với lệnh cấm sử dụng túi ni-lông dùng một lần. Hầu hết những người yêu môi trường đều hy vọng lệnh cấm sẽ giúp đưa đất nước này ra khỏi danh sách năm nước hàng đầu có đại dương ô nhiễm bởi rác thải nhựa.

Thế rồi…

COVID-19 và rác thải nhựa: Cuộc chiến “chồng” cuộc chiến ở Thái Lan - Ảnh 1.

Một phụ nữ làm việc tại bãi tái chế rác thải nhựa trong dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan (Nguồn: Reuters)

Đại dịch COVID-19 bùng phát. Trường học phải đóng cửa và mọi người phải ở nhà. Và kể từ đó, lượng rác thải nhựa tại thủ đô Bangkok đã tăng tới 62% trong tháng 4.

Nguyên nhân là bởi nhiều người lựa chọn thực phẩm và hàng hóa giao đến nhà, những thứ được gói trong rất nhiều bao bì nhựa. Nhiều người cho biết làm việc tại nhà không cho họ có thời gian để nấu ăn.

Theo số liệu được ghi nhận vào tháng 4, có tới 3.432 tấn nhựa được thải ra ở Bangkok mỗi ngày, tăng tới 2.115 tấn so với mức trung bình của năm ngoái. Túi ni lông, hộp đựng, chai và cốc bằng nhựa chiếm hơn 80%.

Ông Wijarn Simachaya, chủ tịch Viện Môi trường Thái Lan cho biết, bài học của Thái Lan chính là một lời cảnh báo cho các nước khác trong khu vực.

"Sự gia tăng rác thải nhựa là rất đáng báo động." Ông Simachaya cho biết: "Những tiến bộ chúng tôi đã đạt được trong chiến dịch chống lại rác thải nhựa sử dụng một lần đã trở nên công cốc".

Cũng theo ông Simachaya, dù lượng chất thải nói chung có giảm đi nhờ vào việc tạm đóng cửa các doanh nghiệp, lượng rác thải nhựa của Thái Lan vẫn có khả năng sẽ tăng thêm 30% trong năm nay.

"Có rất nhiều nhựa trong cùng một đơn hàng gọi giao đến nhà, từ túi đựng thực phẩm chính, túi nước sốt hoặc các dụng cụ bằng nhựa như thìa, dĩa, cũng được bọc luôn bằng túi ni lông", ông Simachaya cho biết.

Từ sự tăng trưởng của dịch vụ giao hàng thực phẩm…

Ông Siwat Luangsomboon, Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Kasikorn - một đơn vị của Ngân hàng Thái Lan - cho biết, lĩnh vực giao thực phẩm ước tính đã tăng trưởng 33%, khoảng 4,5 tỷ Baht (139 triệu USD), chỉ trong hơn một tháng.

COVID-19 và rác thải nhựa: Cuộc chiến “chồng” cuộc chiến ở Thái Lan - Ảnh 2.

Lĩnh vực giao thực phẩm tại Thái Lan ước tính đã tăng trưởng 33% chỉ trong hơn một tháng kể từ khi có lệnh đóng cửa do COVID-19 (Nguồn: Reuters)

Dịch vụ giao thực phẩm Line Man, thuộc sở hữu của ứng dụng trò chuyện Nhật Bản Line Corp, đã chứng kiến ​​số lượng đơn đặt hàng tăng 300% kể từ khi Bangkok bắt đầu phong toả vào tháng Ba đến hết tháng Tư, theo đại diện công ty.

Ứng dụng Grab đã báo cáo mức tăng trưởng 400% trong hoạt động giao thực phẩm chỉ trong một tuần kể từ khi phong toả.

Foodpanda Thái Lan cho biết lượng đơn đặt hàng của công ty này cũng tăng 50% trong tháng 3 so với tháng 2, tăng 10% trong tháng 4 so với tháng 3, trong khi giao dịch hàng tuần cũng đạt mức cao trong tháng 5.

… cho tới ô nhiễm đại dương

Đông Nam Á từ lâu đã là nguồn khởi phát lớn cho tình trạng ô nhiễm đại dương trên thế giới và nay bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, rác thải nhựa trong khu vực tăng vọt, nhóm Bảo tồn Đại dương có trụ sở tại Mỹ cho biết. Tuy vậy, ngoài Thái Lan, chưa có nước Đông Nam Á nào khác cung cấp dữ liệu về chất thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19.

COVID-19 và rác thải nhựa: Cuộc chiến “chồng” cuộc chiến ở Thái Lan - Ảnh 3.

Ngoài Thái Lan, chưa có nước nào khác cung cấp dữ liệu về chất thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, theo Tổ chức Bảo tồn đại dương, quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu là Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam gây ra hơn một nửa lượng ô nhiễm nhựa trong đại dương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước