TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học Viện Ngoại giao (phải) trong Bản tin Thời sự ngày 23/9.
Chiến dịch không kích này có nhiều điểm đáng chú ý, vì nó diễn ra trên lãnh thổ Syria khi chưa được sự đồng ý của chính quyền Damascus. Đặc biệt, chiến dịch không kích này có những điểm khác với chiến dịch hiện nay tại Iraq như: quy mô khí tài lớn hơn với các tên lửa hành trình Tomahawk, mục tiêu rộng hơn nhiều so với chiến dịch ở Iraq.
Theo TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học Viện Ngoại giao, chiến dịch không kích vào lãnh thổ Syria này của Mỹ là điều sẽ đương nhiên xảy ra. Bởi, để chống lực lượng IS, đương nhiên các đợt không kích sẽ leo thang từ Iraq sang Syria.
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là chiến dịch không kích này diễn ra quá nhanh và quy mô các đợt không kích quá lớn. Dường như, Mỹ muốn nhanh chóng kết thúc chiến dịch này.
Chiến dịch không kích ở Syria vấp phải nhiều khó khăn
Tổng thống Obama khẳng định đây là cuộc chiến không chỉ có mỗi nước Mỹ. Nước Mỹ không thể chiến đấu đơn độc, cần có sự hỗ trợ rộng lớn. Có lẽ, ông Obama cũng tin tưởng rằng, chỉ có không kích sẽ không giải quyết được lực lượng IS.
Để tiến hành một chiến dịch rộng lớn, Tổng thống Obama cần gạt bỏ đi rất nhiều rào cản: Ngoài sự phản ứng của lực lượng IS còn có những khó khăn trong lòng nước Mỹ. Nhiều người Mỹ không đặt niềm tin trọn vẹn vào chiến dịch không kích này.
Bên cạnh đó, khi không kích vào Syria mà chưa có sự cho phép của Chính phủ Syria sẽ vấp phải những phản ứng của chính quyền Damascus và đồng minh của chính quyền Damascus.
Tổng thống Assad nhiều lần khẳng định, sẽ có những nỗ lực hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên, trong chiến lược chống khủng bố mà ông Obama tuyên bố hôm 10/9, dường như những tham vọng của nước Mỹ quá lớn: vừa muốn tiêu diệt nước Mỹ, vừa muốn giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Syria.
Những tham vọng này khiến cho hiệu quả của các cuộc không kích này kém đi rất nhiều.
Để cùng phân tích chi tiết về sự kiện này, phóng viên VTV có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học Viện Ngoại giao.
Mời quý vị theo dõi VIDEO chi tiết: