Đây là đợt hồi hương chung lớn nhất kể từ năm 2019.
Trong một tuyên bố vào sáng 7/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ: "Trẻ em không chịu trách nhiệm về tình cảnh của chúng... Các bà mẹ sẽ phải có câu trả lời cho hành động của mình". Trong số này, Đức đã đưa về nước 8 phụ nữ và 23 trẻ em, trong khi Đan Mạch tiếp nhận trở lại 3 phụ nữ và 14 trẻ em trong khuôn khổ một chiến dịch mà hai nước cùng thực hiện với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Con của chiến binh IS tại Bialystok, Ba Lan. (Ảnh: AP)
Theo các công tố viên liên bang Đức, khi tới sân bay Frankfurt, 3 trong số 8 phụ nữ này đã bị bắt với cáo buộc là thành viên của một tổ chức khủng bố cũng như xao nhãng trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Trong khi đó, giới chức Đan Mạch cho biết đã bắt giữ 3 nữ công dân được hồi hương này, cáo buộc "cổ xúy cho các hoạt động khủng bố" cũng như việc đến và sinh sống tại một khu vực xung đột". Đan Mạch vẫn đang tìm cách hồi hương thêm 5 trẻ em mà cha mẹ các em vẫn ở Syria, nhưng mẹ các em đã bị tước quốc tịch Đan Mạch và chưa đồng ý cho con mình về nước.
Vợ con của các chiến binh IS bị trục xuất khỏi trại al-Hol dành cho người tị nạn ở tỉnh al-Hasakah, Đông Bắc Syria vào ngày 3/6/2019. (Ảnh: EPA)
Nhiều nước trên thế giới đang tranh cãi về cách thức đối xử với những công dân nước mình từng gia nhập Tổ chức Nhà nước Hội giáo (IS) tự xưng và đang bị giam giữ ở Syria kể từ khi tổ chức khủng bố này bị sụp đổ vào tháng 3/2019.
Lần hồi hương chung gần đây nhất của Đức thực hiện cùng với Phần Lan vào tháng 12/2020, đưa trở về nước 5 nữ công dân và 18 người con của họ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!