Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức. (Ảnh minh họa: Reuters)
Phát biểu trước Hạ viện Đư, ông Olaf Scholz nhấn mạnh, việc nhanh chóng cung cấp đạn dược cho Ukraine là hết sức quan trọng.
Hiện các nước EU đang thảo luận một kế hoạch trị giá 2 tỷ Euro để cung cấp đạn pháo cho Ukraine. Nước này cho biết cần khoảng 350.000 đạn pháo mỗi tháng.
Trong khi đó, Nga nhiều lần phản đối các động thái viện trợ vũ khí cho Ukraine của phương Tây, cho rằng các hành động này làm gia tăng căng thẳng.
Khi cuộc chiến tại Ukraine đã bước sang tháng 11 và Ukraine đã đẩy lùi lực lượng Nga khỏi Kiev, Kharkov và Kherson, Mỹ cùng đồng minh đã đẩy mạnh cung cấp các loại vũ khí ngày càng tiên tiến và có tính sát thương cao hơn, đáp ứng yêu cầu từ lâu của Kiev.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết, Ukraine đang có những thứ họ cần vào lúc này. Mỹ đưa ra quyết định cung cấp vũ khí dựa trên những gì họ tin lực lượng Ukraine có thể được huấn luyện cách sử dụng và bảo dưỡng chúng. Khi Kiev chứng minh được năng lực này, Washington có xu hướng chuyển giao nhiều vũ khí hơn, theo giới chức Mỹ.
Khi Mỹ quyết định gửi thêm những khí tài mới, nhiều đồng minh châu Âu đã có động thái tương tự. Sau khi Mỹ tuyên bố gửi lựu pháo cho Ukraine, Đức cũng gửi lựu pháo. Khi Washington chuyển tên lửa phòng không, Berlin cũng làm vậy. Đức cho biết họ sẽ gửi hệ thống tên lửa Patriot sau thông báo của Mỹ vào tháng 12/2022.
Đức thậm chí đã chuẩn bị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard để có thể cung cấp cho Ukraine, nhưng đang chờ quyết định của ông Biden về việc có gửi xe tăng Abram mà Mỹ sản xuất tới Kiev hay không.
Giới phân tích quân sự cho rằng các phương tiện chiến đấu mới có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công của Ukraine trong tương lai hoặc bảo vệ họ trước các đợt tấn công mới của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!