Binh sĩ Ukraine bên xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5 do Đức sản xuất. (Ảnh: PA)
Cụ thể, Berlin đang tìm cách giảm tỷ trọng của mình trong Cơ sở Hòa bình châu Âu (EPF), một quỹ trị giá 20 tỷ Euro của EU mà khối này gần như chỉ sử dụng để hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, báo The Telegraph đưa tin hôm 1/12.
Theo một tài liệu mật mà tờ báo có được, Berlin lập luận rằng EPF phải đơn phương xem xét khoản viện trợ quân sự đáng kể mà Đức đã cung cấp cho Ukraine.
Đức lập luận: "Hỗ trợ quân sự cho Ukraine có thể được cung cấp thông qua đóng góp tài chính cho phần của Ukraine trong quỹ EPF hoặc dưới hình thức giao trực tiếp thiết bị quân sự cho Kiev", Đức lập luận và nói thêm rằng "đóng góp bằng hiện vật, tiền" cho Ukraine phải được "ghi đầy đủ theo thỏa thuận của một quốc gia thành viên".
The Telegraph lưu ý rằng Đức, nền kinh tế lớn nhất trong khối, đóng góp khoảng 25% vào ngân sách chiến tranh của EU. Nếu nước này tiếp tục với ý định rõ ràng là thu lại khoản viện trợ mà họ đã gửi cho Kiev từ quỹ, EPF sẽ bị giảm đi đáng kể. Tháng 11, Berlin cam kết sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Kiev vào năm 2024, ký kết một gói trị giá lớn 8 tỷ Euro.
Cho đến nay, quỹ EPF đã cung cấp phần cứng và thiết bị quân sự trị giá khoảng 4,5 tỷ Euro cho Kiev, cũng như huấn luyện cho khoảng 34.000 quân nhân Ukraine. Quỹ này được thành lập ngay trước khi xung đột giữa Moscow và Kiev nổ ra, với mục tiêu được tuyên bố là hỗ trợ các thành viên của khối để gửi vũ khí và thiết bị ra nước ngoài cũng như tài trợ trực tiếp cho quân đội nước ngoài. Tuy nhiên, EPF hầu như chỉ được sử dụng để cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Theo The Telegraph, việc sử dụng phần lớn quỹ EDF cho Ukraine cũng bị một nước lớn khác của EU là Pháp chỉ trích. Paris lập luận rằng EPF nên ngăn chặn việc chuyển vũ khí từ kho dự trữ của các quốc gia thành viên sang quân đội nước ngoài và thay vào đó tập trung nỗ lực vào việc "mua sắm chung" thiết bị, vũ khí quân sự từ các nhà sản xuất vũ khí châu Âu.
Cho đến nay, chỉ có Hungary công khai chỉ trích EPF và việc sử dụng nó để hỗ trợ Kiev, liên tục ngăn chặn các nỗ lực của EU nhằm phân bổ thêm tiền từ ngân sách chiến tranh cho Ukraine. Budapest đã trích dẫn các hành động thù địch của Kiev chống lại nước này, chẳng hạn như chỉ định một trong những ngân hàng lớn của nước này là "nhà tài trợ chiến tranh", cũng như chỉ trích quan điểm của EU, cho rằng cam kết của khối này trong việc vũ trang cho Ukraine đã khiến họ không thể môi giới đàm phán hòa bình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!