Mức giá cao hay thấp sẽ dựa trên tính toán lượng khí carbon phát thải ra nhiều hay ít để sản xuất mặt hàng đó.
Trước mắt, quy định này sẽ được áp dụng với các mặt hàng có lượng phát thải carbon cao, mà EU xếp vào 6 nhóm sản phẩm là xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Như vậy, bất cứ nước nào xuất khẩu những mặt hàng thuộc danh sách này sẽ chịu tác động từ cơ chế điều chỉnh carbon của EU.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (tên gọi tắt tiếng Anh là CBAM) sẽ áp giá carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
(Ảnh: Socialists and Democrats)
Việc áp giá carbon là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và đã được các nước thành viên của Liên minh nhất trí thực hiện từ tháng 12/2022.
Ông Pascal Canfin, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu, tuyên bố: "Đây là một thỏa thuận lịch sử. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này trong ít nhấthai2 thập kỷ qua. Và giờ đây chúng tôi đã thành công. Liên minh châu Âu là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới áp giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu".
Theo quy định mới, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, và họ sẽ phải mua 'chứng chỉ khí thải' theo mức giá carbon hiện nay tại EU. Việc này nhằm cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa châu Âu vốn có giá cao hơn do phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về phát thải.
Những nước chịu ảnh hưởng đầu tiên từ Cơ chế CBAM là 5 đối tác thương mại hàng đầu của EU tại châu Á gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!